|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Doanh nghiệp nhỏ sẽ được 'trao quyền'

15:05 | 28/12/2017
Chia sẻ
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 27/2017/TT-BCT, cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Lâu nay, chỉ các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn mới có khả năng tham gia.
chung nhan xuat xu hang hoa doanh nghiep nho se duoc trao quyen Hàng hóa 'Made in Vietnam' vẫn thu hút người Mỹ bất chấp chính sách bảo hộ của ông Trump
chung nhan xuat xu hang hoa doanh nghiep nho se duoc trao quyen TP HCM: Hàng hóa xuất nhập khẩu được giám sát tự động từ 1/1/2018

Không yêu cầu kim ngạch xuất khẩu

chung nhan xuat xu hang hoa doanh nghiep nho se duoc trao quyen

Trước đây, theo Thông tư 28, Bộ Công Thương quy định doanh nghiệp phải có kim ngạch xuất khẩu đi thị trường ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu đô la Mỹ mới được “trao quyền”. Tiêu chí này được xem là thách thức, là rào cản lớn đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước, khiến nhiều doanh nghiệp mất cơ hội tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời gian qua.

Bởi lẽ, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao hơn 10 triệu đô la/năm ở các thị trường khác trên thế giới, nhưng lại khó đạt được mức đó nếu chỉ khoanh vùng ở khu vực ASEAN, vốn không phải là thị trường xuất khẩu chính lâu nay của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp tự đặt câu hỏi vì sao cơ quan quản lý lại đặt ra tiêu chí này trong khi những nước nhập khẩu lại không ràng buộc. Thậm chí, họ cũng không bắt doanh nghiệp nước họ về tiêu chí doanh thu xuất khẩu.

Nay Thông tư số 27, có hiệu lực từ ngày 6-12-2017, đã “cởi trói” cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Để được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các tiêu chí là nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất, không vi phạm quy định về xuất xứ trong hai năm gần nhất (tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký). Ngoài ra, doanh nghiệp phải có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

Cũng theo quy định mới, thương nhân được lựa chọn không được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với những lô hàng do cơ quan hải quan phân loại vào luồng vàng hoặc luồng đỏ. Điều này được cho là nhằm phòng ngừa rủi ro liên quan đến vi phạm xuất xứ khi thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), nhà xuất khẩu ở các nước trong khu vực phải xin chứng nhận xuất xứ mẫu D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Tuy nhiên, các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà không cần phải thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Hiện tại ASEAN đã thực hiện hai dự án thí điểm về tự chứng nhận xuất xứ, theo đó các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu. Dự án thí điểm thứ nhất ký vào ngày 30-8-2010 bởi ba nước Brunei, Malaysia và Singapore, bắt đầu thực hiện từ ngày 1-11-2010. Thái Lan tham gia dự án thí điểm này vào tháng 10-2011. Dự án thí điểm thứ hai được ký vào ngày 29-8-2012 bởi ba nước Lào, Indonesia và Philippines, bắt đầu thực hiện từ ngày 1-1-2014. Việt Nam tham gia vào dự án thí điểm này vào tháng 9-2014. Điểm khác biệt chính giữa hai dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ này là: với dư án thí điểm thứ nhất, thương nhân xuất khẩu hay thương nhân nhập khẩu đều có thể tự chứng nhận; còn trong dự án thí điểm thứ hai, chỉ doanh nghiệp sản xuất được tự chứng nhận khi xuất khẩu hàng hóa của mình. Với việc tham gia dự án thí điểm thứ hai, những doanh nghiệp không phải là nhà sản xuất sẽ không được “trao quyền” tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Nhiều lợi ích

Những người trong ngành cho biết cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm thời gian xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) truyền thống, chủ động trong việc phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ, tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí giao dịch.

Theo Quyết định 2316/QD-BCT, Bộ Công Thương chỉ định Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TPHCM là đơn vị tổ chức chương trình đào tạo về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp.

Theo Quyết định 2316/QD-BCT, Bộ Công Thương chỉ định Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TPHCM là đơn vị tổ chức chương trình đào tạo về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, theo giới phân tích, cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt cam kết về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), qua đó tận dụng tối đa lợi ích cắt giảm thuế quan. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước làm quen với xu hướng mới trong các FTA, có kinh nghiệm thực tế, tận dụng tối đa cơ hội từ hội nhập.

Tương tự, phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiết kiệm nhân lực, chi phí quản lý và vận hành. Trong trường hợp phát hiện có gian lận trong xuất xứ hàng hóa, cơ quan quản lý sẽ dễ truy cứu trách nhiệm hoặc rút giấy phép hoạt động của nhà xuất nhập khẩu và truy thu theo quy định.

Việt Nam đã triển khai chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ theo cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có hai đơn vị là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Nestlé Việt Nam tham gia. Với quy định mới này, nhiều người kỳ vọng số doanh nghiệp tham gia sẽ được tăng lên trong thời gian tới.

Hùng Lê

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.