|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Arab Saudi nâng giá dầu xuất khẩu đối với người mua châu Á

11:58 | 04/05/2018
Chia sẻ
Financial Times cho biết, người mua dầu châu Á dự kiến sẽ phải trả nhiều hơn khi mua dầu thô Saudi trong mùa hè này. 
arab saudi nang gia dau xuat khau doi voi nguoi mua chau a Mỹ có thể trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào 2019
arab saudi nang gia dau xuat khau doi voi nguoi mua chau a Arab Saudi hạ giá dầu thô xuất khẩu sang châu Á lần đầu tiên trong 8 tháng

Hôm 2/5, người khổng lồ năng lượng Saudi Armco cho biết, Arab Saudi, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã nâng giá trong tháng 6 đối với tất cả các loại dầu thồ xuất sang châu Á, vì bức tranh cung – cầu đang thắt chặt.

Theo đó, Saudi Aramco tăng giá bán chính thức của dầu thô nhẹ Arab lên 1,9 USD/thùng đối với các khách hàng từ châu Á, người mua lớn nhất của công ty.

Mức giá này tăng 70 USD cent so với tháng trước, với việc tăng nhiều hơn đối với giá của các loại dầu thô khác. Nhiều chuyên gia phân tích dầu nhận định, điều này phản ánh một thị trường giá lên tốt hơn.

“Người bán đang lấy lại quyền định giá”, bà Amrita Sen, chuyên gia phân tích dầu trưởng tại Energy Aspects, cho biết.

“Các nhà máy lọc dầu sẽ hoạt động trở lại vào tháng 6 sau khi kết thúc giai đoạn bảo dưỡng, và mua dầu nhiều hơn trên thị trường đang thắt chặt, nghĩa là các nhà sản xuất có thể bắt đầu đề nghị những mức giá cao hơn”, bà nói thêm.

Theo giới giao dịch và chuyên gia phân tích, lần tăng này theo sau một đợt nâng giá bất ngờ đối với người mua châu Á vào tháng trước, khiến một số nhà máy lọc dầu giảm nhập khẩu dầu thô Saudi.

arab saudi nang gia dau xuat khau doi voi nguoi mua chau a

Tuy nhiên, giá dầu thô nhẹ Arab giao tháng 6 sang châu Âu đã giảm còn 4,2 USD/thùng, thấp hơn so với giá khu vực, và giảm 1,25 USD/thùng so với tháng trước. Các nhà máy lọc dầu trong khu vực vẫn đang trong quá trình bảo dưỡng và nhập ít dầu thô hơn, tạo ra sự suy yếu.

Mặc dù vậy, giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu đã tăng trên 75 USD/thùng hồi đầu tuần nhờ nỗ lực giảm sản xuất của OPEC, nhu cầu đối với dầu vẫn mạnh mẽ và sản lượng gia tăng từ các giàn khoan dầu đá phiến của Mỹ đang được thị trường hấp thụ. Lo ngại địa chính trị, như căng thẳng giữa Mỹ và Iran về thỏa thuận hạt nhân cũng trở thành tâm điểm.

Ông Khalid al-Falid, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi hôm 2/5 cho biết, các nhà sản xuất đang giám sát thị trường, và sản xuất tại một số quốc gia cụ thể có thể đối mặt với việc sản lượng giảm. Venezuela là một nhà sản xuất đang ghi nhận sự giảm mạnh trong sản xuất vì khủng hoảng chính trị và kinh tế.

“Trong trường hợp cần những kế hoạch thay đổi, thì các quốc gia sẽ làm những gì họ cần phải làm dựa trên dữ liệu thị trường”, ông Falid nói. Tuy nhiên, ông nói thêm tầm nhìn của Arab Saudi vẫn không thay đổi, và thỏa thuận giảm sản xuất với OPEC, cũng như các đồng minh ngoài tổ chức gồm cả Nga nên được duy trì cho tới cuối năm 2018.

Với việc giá dầu tăng cao, câu hỏi được đặt ra là các nhà sản xuất sẽ cần giảm sản lượng trong bao lâu. Arab Saudi cần giá dầu cao hơn nữa để lấy ngân sách cho một chương trình cải cách xã hội và kinh tế đầy tham vọng, đồng thời thúc đẩy giá trị của công ty Saudi Aramco trước khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra thị trường.

Lyly Cao