APEC 2017 tìm giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong khuôn khổ Hội nghị các Bộ trưởng APEC 2017 phụ trách doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng nay (11/9), Diễn đàn Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong thời đại kỹ thuật số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khai mạc.
Diễn đàn do Bộ Kế hoạch đầu tư phối hợp Tổ chức Tài chính quốc tế (viết tắt là IFC) thuộc Ngân hàng thế giới và Ban Thư ký APEC đồng tổ chức |
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch nhóm làm việc về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của APEC, Cục phó Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đã có nhiều đóng góp trong việc tạo công ăn việc làm, cải tiến sáng tạo, là động lực để chống lại những khủng hoảng trong toàn bộ nền kinh tế. Vì thế mà việc ưu tiên phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều mấu chốt quan trọng để thúc đẩy hơn sự phát triển kinh tế. Ưu tiên này được đưa ra trong APEC 2017 nhằm duy trì tầm quan trọng và động lực, để từ đó đưa ra những công việc cụ thể để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cùng với hỗ trợ tiếp cận tín dụng, theo ông Cương, mở rộng tài trợ theo chuỗi cung ứng sẽ tạo thêm động lực cho nhóm doanh nghiệp này tăng trưởng bền vững hơn. Việc đa dạng hóa các dịch vụ tài chính cũng sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với loại hình dịch vụ tài chính phù hợp để tận dụng và phát triển nhanh chóng.
Các đại biểu tại Diễn đàn Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong thời đại kỹ thuật số cho các các doanh nghiệp nhỏ |
Diễn đàn này trao đổi về những giải pháp để tài trợ theo chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp tăng cường tính cạnh tranh và đổi mới sáng tạo của nhóm doanh nghiệp này, đồng thời hỗ trợ các nền kinh tế Apec tận dụng được những mô hình phát triển dựa trên tín dụng theo chuỗi giá trị.
Theo ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn tài chính từ các ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng để đảm bảo rủi ro nên thường cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn vay vốn, trong khi nhiều doanh nghiệp giỏi và năng động nhưng mới thành lập, cho nên tài sản thế chấp không đủ đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, những quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn chưa “chiếu cố” đến nhóm doanh nghiệp này./.
Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành logistics Ngày 26/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo về thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa ... |
Nữ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định mình Với sự hỗ trợ từ các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước, cùng tư tưởng về nữ quyền ngày càng thoáng, Việt Nam ... |
Động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) thể hiện ... |