|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Áp dụng chiến thuật 'câu giờ' và thúc đẩy kinh tế nội địa - canh bạc của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

08:06 | 01/09/2019
Chia sẻ
CNBC dẫn các báo cáo kinh tế gần đây cho hay, xuất khẩu chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu GDP của Trung Quốc và tác động của thuế quan đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bị thổi phồng quá mức. Chiến thuật hợp lí nhất mà Trung Quốc sử dụng để đối đầu với Mỹ lúc này là câu giờ và tăng cường nền kinh tế nội địa.
104865369-IMG_1178

Ảnh: CNBC

Trung Quốc tăng cường kinh tế nội địa và áp dụng chiến thuật câu giờ

Theo các chuyên gia, lựa chọn tối ưu nhất của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại hiện giờ là chờ đợi cuộc chiến qua đi, khi mà nền kinh tế nội địa khổng lồ của nước này ngày càng bị chi phối bởi sức mạnh của người tiêu dùng, chứ không phải thương mại.

Giám đốc đầu tư Chung Man Wing của công ty Value Partners cho biết, một cuộc chiến dài hơi "có thể là lựa chọn tốt và duy nhất" mà Trung Quốc có.

Khi căng thẳng thương mại với Mỹ kéo dài, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhiều khả năng sẽ tìm cách tăng cường nền kinh tế nội địa, vốn đang đóng góp cho tăng trưởng nhiều hơn xuất khẩu.

"Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng câu giờ để tái cấu trúc nền kinh tế nội địa, hay nói cách khác, là khu vực doanh nghiệp của nước này", CNBC dẫn lời ông Chung.

Xuất khẩu chiếm một phần rất nhỏ trong nền kinh tế Trung Quốc và chỉ đóng góp khoảng 20% GDP của đất nước tỉ dân. "Phần lớn hàng hóa của Trung Quốc thực chất không phải xuất sang Mỹ, do đó Trung Quốc có thể tham gia một cuộc chơi dài hơi với Mỹ và thậm chí là thể hiện rất tốt".

Trên thực tế, trong một báo cáo ra ngày 28/8, Deutsche Bank cho biết 80% hàng hóa của Trung Quốc là xuất sang các quốc gia khác chứ không phải Mỹ.

"Chúng tôi mô tả chiến lược hiện tại của Trung Quốc 'cuộc chiến sức bền': mục tiêu chính là bảo vệ tính ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong khi vẫn xem thuế quan của Mỹ là điều hiển nhiên", nhà kinh tế học Yi Xiong của Deutsche Bank viết trong báo cáo.

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh đã diễn ra hơn một năm và không cho thấy dấu hiệu dịu lại. Hôm 23/8, Trung Quốc tuyên bố họ sẽ áp thuế bổ sung lên 75 tỉ USD hàng hóa Mỹ.

Để đáp trả, Tổng thống Trump cũng cho biết ông sẽ nâng thuế suất đối với 550 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.

Tác động trực tiếp của chiến tranh thương mại lên nền kinh tế Trung Quốc bị thổi phồng quá mức

Các nhà kinh tế của ANZ Bank đã chứng minh GDP của Trung Quốc gần như không bị ảnh hưởng trước cuộc chiến thương mại, ngay cả sau khi xuất khẩu của nước này bắt đầu giảm vào năm 2018.

"Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lên tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã bị thổi phồng quá mức", ANZ cho biết trong bản báo cáo mới đây. Cụ thể, báo cáo này cho thấy GDP nửa đầu năm 2019 của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 6,3%, bất chấp thuế quan đã gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

Bất ổn xoay quanh chiến tranh thương mại đã khiến Bắc Kinh hạ thấp mục tiêu tăng trưởng năm 2019 trong khoảng 6 - 6,5%, trong khi mục tiêu năm ngoái là khoảng 6,5%.

Tuy nhiên, "nền kinh tế nội địa mới chính là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc, và tiêu dùng cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng xứng đáng được chú ý hơn là hoạt động xuất khẩu", các nhà kinh tế của ANZ nhận định.

Mặc dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chững lại, tác động trực tiếp của thương chiến Mỹ - Trung dường như không lớn lắm, ông Xiong cho hay.

Thay vào đó, nhà kinh tế học của Deutsche Bank nhận định, kinh tế Trung Quốc chững lại phần lớn là do đầu tư của chính phủ sụt giảm, nợ hộ gia đình tăng và nỗ lực tháo dỡ đòn bẩy tài chính.

Bắc Kinh đặt cược vào ngành tiêu dùng trong nước

Trong khi đó, Trung Quốc dường như đang đặt cược vào nền kinh tế của chính nước này.

Vào ngày 27/8, Bắc Kinh đã công bố các biện pháp tăng cường tiêu dùng trong nước, trong đó có thể bao gồm kế hoạch loại bỏ các hạn chế đối việc mua ô tô.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc còn cho biết họ sẽ khuyến khích quá trình chuyển đổi các khu công nghiệp cũ, trung tâm thương mại và sân vận động thành các khu phức hợp thương mại, phòng tập thể hình và trung tâm giải trí.

Ngoài ra, cơ quan này còn thông báo Bắc Kinh sẽ kéo dài thời gian bán lẻ để thúc đẩy "nền kinh tế ban đêm" thông qua động thái cho phép các cửa hàng tiện lợi và nhà hàng mở cửa lâu hơn.

Cùng lúc đó, báo cáo của Deutsche Bank cho biết Trung Quốc cũng sẽ nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tăng tốc độ mở cửa nền kinh tế với các nước khác, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ trong dài hạn.

"Kế hoạch này sẽ cùng lúc giúp đỡ nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ tổn thất nhiều hơn trong cuộc chiến thương mại".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.