|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu tăm hương lên 25%

21:08 | 03/07/2020
Chia sẻ
Việc tăng thuế nhằm hỗ trợ ngành sản xuất hương nhang của Ấn Độ trong bối cảnh chịu cạnh tranh trước hàng nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết Bộ Tài chính nước này vào giữa tháng 6 đã tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng tăm hương (làm từ tre) từ 10% lên 25% (theo đề nghị của Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Việt này nhằm hỗ trợ cho ngành sản xuất hương nhang trong nước, trong bối cảnh ngành hương Ấn Độ đang phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.

Ủy ban công nghiệp làng xã và Khadi (KVIC) cho rằng quyết định trên sẽ giúp ngành hương Ấn Độ tăng cường khả năng tự sản xuất và tạo ra 100.000 việc làm mới trong vòng 8 - 10 tháng tới. 

Không những vật, quyết định sẽ mở đường cho việc thành lập các đơn vị sản xuất tăm hương mới tại các vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu về hương ngày càng tăng của thị trường nội địa. 

Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu tăm hương lên 25% - Ảnh 1.

Đồ họa: TV

Mỗi ngày, tiêu thụ tăm hương tại Ấn Độ khoảng 1.490 tấn, trong khi các địa phương của nước này chỉ mới sản xuất được 760 tấn/ngày. 

Do vậy, khoảng cách lớn giữa cung – cầu đã dẫn đến tình trạng nhập khẩu tăm hương và hương nguyên liệu giá rẻ vào Ấn Độ, chủ yếu là từ Việt Nam và Trung Quốc, gây mất việc làm lớn tại vùng nông thôn và khiến cho 25% tổng số các đơn vị, cơ sở sản xuất hương tại Ấn Độ phải đóng cửa.

Về số lượng, nhập khẩu hương nguyên liệu thô vào Ấn Độ đã tăng từ 2% năm 2009, lên 80% năm 2019. 

Về giá trị, đã tăng từ 31 crore rupi năm 2009 lên 546 crore rupi năm 2019 (do Ấn Độ đã giảm thuế nhập khẩu từ 30% xuống 10% vào năm 2011).

Trước đó, theo đề nghị của KVIC, Bộ Công thương Ấn Độ (31/8/2019) đã ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu hương nguyên liệu. 

KVIC cho rằng quyết định này đã làm hồi sinh hàng trăm cơ sở sản xuất hương tại các bang Maharashtra, Madhya Pradesh, Uttar Pradesh, Gujarat và một số bang Đông Bắc, làm cho nhu cầu đối với tăm hương làm từ tre tăng lên, khiến các  thương nhân địa phương tăng nhập khẩu tăm tre tròn để sản xuất hương lên. 

Nhập khẩu tăm tre đã tăng từ 210 crore rupi năm 2018 - 2019, lên tới 370 crore năm 2019 - 2020.

Ông Vinai Kumar Saxena, Chủ tịch KVIC, cho biết Ấn Độ là nhà sản xuất tre lớn thứ hai trên thế giới nhưng lại đang là nhà nhập khẩu tre và các sản phẩm từ lớn thứ hai. 

Việc tăng thuế nhập khẩu đối với gậy tre từ 10% đến 25% sẽ hạn chế việc nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc và khuyến khích sản xuất địa phương trong ngành hương, tạo ra hàng nghìn việc làm mới, chủ yếu là lao động nữ ở nông thôn.

Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu tăm hương lên 25% - Ảnh 2.

Đồ họa: TV

Ấn Độ sản xuất 14,6 triệu tấn tre mỗi năm, với gần 70.000 nông dân tham gia trồng tre. Có khoảng 136 giống tre được trồng tại Ấn Độ, trong đó giống Bambusa Tulda đang được sử dụng phổ biến để làm tăm hương và được trồng nhiều tại khu vực Đông Bắc. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ánh Dương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.