Ấn Độ sản xuất gần 22 triệu tấn đường tính đến ngày 15/3
Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA) cho biết, mặc dù dịch virus corona (COVID-19) ảnh hưởng đến giá đường toàn cầu, nhưng việc Indonesia tăng nhu cầu đường đối với Ấn Độ sẽ giúp mặt hàng này xuất khẩu khởi sắc trở lại.
"Các nhà máy đường Ấn Độ đã gửi đi gần 3/6 triệu tấn đường xuất khẩu theo chính sách MAEQ, tính đến ngày 15/3/2020.
Theo nguồn tin thị trường, khoảng 3,6 - 3,8 triệu tấn đường đã được kí hợp đồng xuất khẩu tính đến ngày 17/3. Sự bùng phát mạnh của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến giá đường toàn cầu nhưng tác động có thể chỉ là tạm thời." ISMA cho biết thêm.
Tại Indonesia, Cơ quan lương thực (BKP) đã đề xuất nhập khẩu 130.000 tấn đường trắng tinh luyện để bù đắp sản xuất trong nước do hạn hán nghiêm trọng vào năm 2019. Công ty đang chờ cuộc họp với Bộ Kinh tế để xem xét biện pháp này.
Chính phủ Indonesia đã phân loại tiêu chuẩn màu sắc đường (Icumsa) nhập khẩu từ 1200 về 600 để cho phép nhận đường thô từ Ấn Độ.
Bởi hầu hết các nhà máy nước này đều sản xuất đường thô với Icumsa dưới 800, điều này cản trở việc xuất khẩu tới Indonesia. Đồng thời, Chính phủ cũng giảm thuế nhập khẩu đối với đường thô Ấn Độ xuống khoảng 5% để mọi việc trở nên thuận lợi hơn.
Trong khi đó, Thái Lan đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua. Xuất khẩu đường của Thái Lan chiếm tới 70% tổng sản lượng nên tác động từ khô hạn có thể cảm nhận rõ rệt và một nơi có lượng dự trữ đường cao như Ấn Độ sẽ hưởng lợi từ sự suy giảm cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu toàn cầu.
Tác động COVID-19 cũng làm giảm lượng đường tinh chế từ các nhà máy trong 15 ngày qua. Tính đến ngày 15/3, ISMA ước tính có 457 nhà máy đường hoạt động so với con số 527 nhà máy vào năm ngoái. Sản lượng đường thu được gần 21,6 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kì năm ngoái.
Các nhà máy tại bang Uttar Pradesh bắt đầu hoạt động sớm hơn khoảng 10 - 12 ngày so với năm ngoái nên sản xuất nhiều hơn cùng kì năm ngoái. Ước tính bang Uttar sẽ sản xuất 11,8 triệu tấn đường trong niên vụ 2019/2020, tương đương cùng kì.