|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ấn Độ áp thuế chống bán phá giá sợi Nylon Filament của Việt Nam trong 5 năm

17:07 | 20/08/2018
Chia sẻ
Ấn Độ xác định biên độ phá giá dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu sợi Nylon Filament của Việt Nam là 0 - 55%. Biện pháp chống bán phá giá dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung trong thời hạn 5 năm.
an do ap thue chong ban pha gia soi nylon filament cua viet trong vong 5 nam Ấn Độ điều tra chống bán phá giá với sợi nylon Filament Yarn nhập khẩu từ Việt Nam

Theo Cục phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), ngày 6/8, Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) – thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã công bố kết luận cuối cùng của cuộc điều tra chống bán phá giá với sợi Nylon Filament nhập khẩu từ Liên minh Châu Âu và Việt Nam.

an do ap thue chong ban pha gia soi nylon filament cua viet trong vong 5 nam
Ấn Độ áp thuế chống bán phá giá sợi Nylon Filament của Việt trong vòng 5 năm

Theo đó, DGTR đã kết luận rằng sản phẩm sợi Nylon Filament nhập khẩu từ Việt Nam đã bị bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ. DGTR xác định biên độ phá giá dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là 0 - 55%.

Căn cứ mức biên độ bán phá giá này, Ấn Độ sẽ tiến hành áp dụng biện pháp chống bán phá giá dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung trong thời hạn 5 năm.

Mức thuế mà các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải chịu khoảng 384,02 - 719,44 USD/tấn. Ngoài ra, sợi Nylon Filament nhập khẩu từ châu Âu cũng bị áp thuế 128,06 USD/tấn.

Trước đó, ngày 22/8/2017, DGTR khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Nylon Filament Yarn (Multi Filament) nhập khẩu từ Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Nguyên đơn là Công ty Limited TNHH JCT, Công ty TNHH Gujarat Polyfilms Pvt, Công ty TNHH Hóa chất và phân bón bang Gujarat State; Công ty TNHH Prafful Overseas Pvt. Ltd & AYM Syntex.

Theo đó, nguyên đơn cáo buộc sản phẩm được xuất sang Ấn Độ với giá thấp hơn giá trị thông thường và đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất Ấn Độ, bao gồm khả năng sinh lời thấp, sự suy giảm lợi nhuận trên vốn đầu tư, sụt giảm dòng tiền mặt, suy giảm hiệu suất, giảm thị phần.

Theo Bộ Công Thương, đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 11 của Ấn Độ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Riêng đối với mặt hàng sợi thì đây là vụ kiện lần thứ ba, hai vụ việc trước đây vào năm 2016 và 2008.

Năm 2014, Ấn Độ cũng điều tra tự vệ với sản phẩm sợi đàn hồi thô, trong đó hàng xuất khẩu của Việt Nam có liên quan tuy nhiên đã không áp thuế.

Xem thêm

Đức Quỳnh