|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá với sợi nylon Filament Yarn nhập khẩu từ Việt Nam

20:54 | 24/08/2017
Chia sẻ
Bộ Công Thương cho biết, Tổng vụ Chống bán phá giá và chống trợ cấp (DGAD) Ấn Độ đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm sợi nylon Filament Yarn (Multi Filament) nhập khẩu từ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) hôm thứ Ba (22/8).
an do dieu tra chong ban pha gia voi soi nylon filament yarn nhap khau tu viet nam
Ấn Độ điều tra chống bán phá giá với sợi nylon Filament Yarn nhập khẩu từ Việt Nam.

Trước đó, ngày 15/6, DGAD thông báo đã nhận được đơn kiện của ngành sản xuất nội địa đề nghị điều tra chống bán phá giá sản phẩm sợi nylon Filament Yarn.

Theo đó, cáo buộc sản phẩm được xuất sang Ấn Độ với giá thấp hơn giá trị thông thường và việc bán phá giá này đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất Ấn Độ, bao gồm khả năng sinh lời thấp, sự suy giảm lợi nhuận trên vốn đầu tư, sụt giảm dòng tiền mặt, suy giảm hiệu suất, giảm thị phần….

Cơ quan điều tra nhận thấy có đủ bằng chứng chứng minh việc bán phá giá, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại đó.

Vì vậy, DGAD đã khởi xướng cuộc điều tra chống bán phá giá để xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của việc bán phá giá và xác định mức thuế chống bán phá giá đủ để loại bỏ thiệt hại.

Theo quy trình điều tra chống bán phá giá của Ấn Độ, các bên liên quan có thời hạn 2 tuần kể từ ngày thông báo khởi xướng điều tra để đăng ký làm bên liên quan và có thời hạn 40 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng.

Theo Bộ Công Thương, đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 11 của Ấn Độ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, và là vụ kiện chống bán phá giá thứ 3 của Ấn Độ với sản phẩm sợi của Việt Nam (hai vụ việc trước đây vào năm 2016 và 2008).

Ngoài ra, năm 2014, Ấn Độ cũng điều tra tự vệ với sản phẩm sợi đàn hồi thô (trong đó hàng xuất khẩu của Việt Nam có liên quan) tuy nhiên đã không áp thuế).

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.