|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

AmCham Trung Quốc: Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc không tin tưởng vào thỏa thuận thương mại giai đoạn một

14:54 | 04/11/2019
Chia sẻ
Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Trung Quốc cho biết cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại đất nước tỉ dân nhìn chung rất vui mừng trước nỗ lực giải quyết cuộc chiến thương mại nhưng không tin tưởng thỏa thuận giai đoạn một sẽ giúp loại bỏ các vấn đề cơ cấu liên ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
1

Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại đất nước tỉ dân nhìn chung rất vui mừng trước nỗ lực giải quyết cuộc chiến thương mại nhưng không tin tưởng thỏa thuận giai đoạn một. (Ảnh: Financial Times)

Lo ngại ông Trump chỉ dùng thỏa thuận giai đoạn một để phục vụ tranh cử

South China Morning Post dẫn lời ông Tim Stratford, Chủ tịch AmCham Trung Quốc, cho hay ông tin thỏa thuận giai đoạn một hiện đang được thảo luận có thể ngăn chặn tranh chấp thương mại leo thang nhưng lo sợ Mỹ không có đủ đòn bẩy để buộc Bắc Kinh tái cơ cấu mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo.

Với một cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào năm tới, ông Stratford nhận định Tổng thống Donald Trump có thể muốn sử dụng thỏa thuận sơ bộ để hỗ trợ cho tham vọng chính trị của ông hơn là giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống khiến cộng đồng doanh nghiệp lo ngại.

"Tất nhiên, thỏa thuận thương mại sẽ rất có ích cho nông dân Mỹ và tôi vui khi thấy nông dân nước mình được hưởng lợi, nhưng đó không thực sự là những gì chúng tôi đang tìm kiếm", Chủ tịch AmCham Trung Quốc, người từng là cố vấn của Đại diện Thương mại Mỹ, cho biết bên lề một diễn đàn kinh doanh ở Bắc Kinh.

"Thỏa thuận sơ bộ dường như phù hợp với mục tiêu chính trị của Tổng thống Trump", ông nói. "Nhưng nó không giải quyết các vấn đề thương mại mang tính hệ thống mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm trên cơ sở lâu dài".

Sau khi quan chức đàm phán Mỹ - Trung gặp mặt tại Washington hồi tháng trước, ông Trump tuyên bố hai bên đã đạt được tiến bộ đáng kể và đang soạn thảo nội dung thỏa thuận thương mại giai đoạn một.

Sau đó, hai bên tuyên bố thỏa thuận sẽ được ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình kí kết tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Chile vào giữa tháng 11, nhưng sự kiện đã bị hủy bỏ vào tuần trước do bạo động xã hội leo thang tại nước chủ nhà.

Hôm 1/11, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow phát biểu trước các phóng viên rằng hai nước đã đạt được những tiến bộ to lớn và đang hướng đến hoàn thiện thỏa thuận. Tuy nhiên, ông Stratford không tự tin như cố vấn Larry Kudlow.

"Thành thật mà nói, rất khó để có thể cực kì lạc quan từ giờ đến khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra", ông nói.

"Tôi nghĩ cuộc bầu cử sẽ tăng thêm tính bất ổn cho quá trình đàm phán. Nếu bạn là Tổng thống Trump, liệu bạn có muốn trả đũa Trung Quốc lần nữa vì hai bên không đạt thêm tiến bộ nào trong giai đoạn hai hay không? Nếu vậy, điều đó sẽ làm suy yếu các điều khoản trong thỏa thuận giai đoạn một".

Doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc mất lòng tin vì 13, 14 vòng đàm phán không mang lại nhiều đột phá?

Chủ tịch AmCham Trung Quốc nhận định Mỹ và Trung Quốc đã có rất nhiều cơ hội để đạt được sự đồng thuận chung về các vấn đề cốt lõi.

"Nếu chúng ta không thể giải quyết vướng mắc đó trong giai đoạn một, sau 13 hoặc 14 vòng đàm phàn cấp cao, tại sao chúng ta lại lạc quan rằng cuộc chiến có thể được giải quyết trong giai đoạn hai?"

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 3/11, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã bày tỏ thái độ lạc quan rằng Washington và Bắc Kinh sẽ kí thỏa thuận trong tháng 11 và phía Mỹ sẽ sớm công bố giấy phép để doanh nghiệp Mỹ bán linh kiện cho Huawei.

Cũng vào hôm 3/11, Tổng thống Trump chia sẻ với nhóm phóng viên tại Nhà Trắng rằng nếu thỏa thuận hoàn thiện, nó sẽ được kí ở Mỹ. "Trước hết, tôi muốn có được thỏa thuận. Còn với tôi, địa điểm kí kết không quan trọng mấy".

0152f4ea-fe33-11e9-b754-c2dd03eead3b_1320x770_090005

Chủ tịch AmCham Trung Quốc Tim Stratford (Ảnh: Reuters)

Theo South China Morning Post, Bắc Kinh đã nỗ lực để thay đổi quan điểm của thế giới rằng Trung Quốc không phải là một địa điểm thuận lợi để kinh doanh cũng như thu hút nhà đầu tư nước ngoài với lời hứa về một sân chơi bình đẳng hơn thông qua nhiều sáng kiến như luật đầu tư nước ngoài (có hiệu lực vào tháng 1 tới) và giảm thói quan liêu.

Tuy nhiên, ông Stratford nhận định bấy nhiêu là chưa đủ, vì Bắc Kinh chưa thực sự nỗ lực để giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống, vốn là lo ngại lớn nhất của doanh nghiệp nước ngoài.

"Đối với mỗi chính sách của chính phủ Trung Quốc đều có một chính sách mâu thuẫn, đi ngược lại với cái trước đó. Chẳng hạn, chính phủ nói: 'Được, chúng ta nên cố gắng hơn để giúp đỡ người nước ngoài', nhưng điều đó có thay đổi chính sách công nghiệp hay không? Liệu nó có thay đổi ưu thế của doanh nghiệp nhà nước không? Không hề!".

"Chỉ cần Bắc Kinh còn ý muốn mở rộng thị phần của doanh nghiệp Trung Quốc, trong cả lĩnh vực chuyên môn của họ và trên toàn cầu, chúng tôi biết họ sẽ chào đón chúng tôi nhưng luôn có điều kiện ràng buộc", ông than thở.

"Các nhà đàm phán Mỹ phải rất, rất thận trọng và cân nhắc kĩ vì phái đoàn Trung Quốc cũng sẽ thận trọng và tính toán theo cách có lợi cho doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.