Theo bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và Công Ty TNHH AEON Việt Nam, dự án trung tâm thương mại AEON MALL tại tỉnh Thanh Hóa có tổng vốn đầu tư là 190 triệu USD với tiêu chuẩn Nhật Bản.
AEON Việt Nam đang làm việc với gần 14.000 nhà cung cấp, cung ứng, với tổng giá trị hàng hóa được hãng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt hơn 1,4 tỉ USD, tăng trưởng bình quân hơn 120% mỗi năm.
Người Nhật Bản rất yêu quý hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, phải đáp ứng rất nhiều vấn đề kỹ thuật thì mới có thể giới thiệu và bán được hàng Việt Nam tại hệ thống Aeon ở Nhật.
Hãng truyền hình Nhật Bản Fuji Television Network (Fuji TV) và đại gia bán lẻ Aeon đang hợp tác sản xuất và và phát sóng các chương trình truyền hình cho trẻ em ở Đông Nam Á và Trung Quốc, nhằm tìm cách khai thác thị trường tiềm năng trị giá 425 tỷ USD này.
Dự kiến ngày 10/10/2018, Tập đoàn AEON sẽ ký Bản Ghi nhớ hợp tác (MOU) với Bộ Công Thương, trở thành đối tác chiến lược của Chương trình “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài”.
Dù kinh doanh thành công tại Nhật Bản nhưng việc mở rộng thị trường của Aeon không phải khi nào cũng thuận lợi. Tiêu biểu như khoản đầu tư vào Trung Quốc thua lỗ 4 năm liên tiếp hay thương vụ hợp tác cùng Fivimart và Citimart tại Việt Nam. Rõ ràng, sự vững chắc của một đế chế cho họ cơ hội đi xa nhưng không đảm bảo rằng, họ sẽ luôn chiến thắng trong thời kỳ đầy sóng gió bởi những cuộc cạnh tranh khốc liệt…
Thị trường bán lẻ Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút các tên tuổi bán lẻ của Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp của đất nước mặt trời mọc đang tiếp tục đổ vốn vào lĩnh vực này.