|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

6 điều giúp tăng cường khả năng phục hồi tài chính sau đại dịch

08:28 | 18/10/2021
Chia sẻ
Xây dựng khả năng phục hồi tài chính là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là trong một thế giới mà chúng ta thiếu giáo dục về tài chính. Những bước đi đúng hướng dù nhỏ nhặt cũng sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Theo Royal London, 15,9 triệu người trưởng thành ở Anh dễ bị ảnh hưởng tài chính do đại dịch COVID-19.

Đây là kết quả của việc giảm thu nhập và thiếu mạng lưới an toàn tài chính. Một vài người có xu hướng chi tiêu bốc đồng, cũng như thói quen tiêu xài hoang phí đã ăn sâu có thể dẫn đến những căng thẳng.

Các chương trình mua trước, trả sau tiếp tục gia tăng mức độ phổ biến, với số lượng giao dịch tăng gấp ba lần trong suốt năm 2020. Đây là hình thức cho phép người mua sắm nhận hàng trước rồi thanh toán sau mà không phải trả thêm bất cứ loại lãi suất hay phụ phí nào.

Tuy nhiên, nếu không thanh toán đúng hạn thì bạn sẽ bị tính thêm chi phí, điều này ảnh hưởng bất lợi đến tài chính cá nhân cũng như điểm tín dụng của bạn. Chương trình này đã ủng hộ một nền văn hóa tiêu dùng phung phí, mua nhiều hơn trong khi không có đủ khả năng.

6 điều giúp tăng cường khả năng phục hồi tài chính - Ảnh 1.

Hãy tập trung vào vạch rõ kế hoạch nhằm xây dựng khả năng phục hồi tài chính của bản thân. (Ảnh minh họa. Nguồn: Vintage Corporate)

Thay vì lo lắng về những khoản chi phí đang đè nặng lên chính chúng ta, hãy tập trung vào vạch rõ kế hoạch nhằm xây dựng khả năng phục hồi tài chính của bản thân.

Theo Inews, mỗi người có thể có định nghĩa riêng về khả năng phục hồi tài chính, nhưng tiêu chí quan trọng nhất là có thể vượt qua những cú sốc tài chính bất ngờ, chẳng hạn như thu nhập giảm hoặc thất nghiệp tạm thời.

Dưới đây là 6 điều nên làm để giúp tăng cường khả năng phục hồi tài chính của bạn:

1. Tích lũy khoản tiết kiệm khẩn cấp

Hầu hết các cố vấn tài chính khuyên bạn nên xây dựng quỹ khẩn cấp, bằng cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong khoảng 3 đến 6 tháng và con số tốt nhất có thể lên đến 9 tháng, để phòng trừ trường hợp như bệnh tật, thất nghiệp hay khủng hoảng kinh tế.

Những khoản tiền tích lũy sẽ như những “phao cứu sinh” để trang trải chi phí cuộc sống trong những giai đoạn khó khăn nhất. Ngoài ra còn rèn luyện thói quen “Tiết kiệm trước – Chi tiêu sau”.

2. Lập kế hoạch cho các khoản nợ

Các khoản nợ nên được giải quyết càng sớm càng tốt. Tránh trường hợp “lãi mẹ đẻ lãi con”. Đặc biệt, hãy để ý đến các khoản nợ ngắn hạn, không có thế chấp như thẻ tín dụng và các khoản thấu chi.

3. Tiết kiệm cho quỹ hưu trí của bạn

Sau khi hoàn thành bước 1 và 2, đã đến lúc nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn và giải quyết khoản tiết kiệm hưu trí của bạn. Bạn cũng nên nghĩ về bản thân trong tương lai của mình. Đầu tư vào sức khỏe tài chính của bạn ngày hôm nay sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn cho chặng đường mai sau. 

Bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ đối với thói quen chi tiêu, bạn sẽ thấy rằng mình có thêm tiền để đầu tư dài hạn trong khi tận hưởng sự kỳ diệu của lãi suất kép.

4. Trò chuyện cởi mở, trung thực về tiền bạc

Cởi mở về vấn đề tài chính của bạn với những người mà bạn tin tưởng không chỉ mang lại hiệu quả tốt, mà còn có thể hữu ích một cách đáng ngạc nhiên. 

Bạn không cần phải tiết lộ mức lương hoặc giá trị tài sản ròng của mình nếu bạn không muốn, nhưng thay vào đó hãy nói về việc lập ngân sách, những gì bạn đã tiết kiệm và những khoản chi phí nào bạn đang cố gắng cắt bỏ.

5. Xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể 

Lập kế hoạch tài chính giúp bạn hiểu liệu bạn có đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu hay không và vạch ra con đường dẫn đến thành công. Nếu có vướng mắc hay nghi ngờ, hãy nói chuyện ngay với cố vấn hoặc ngân hàng của bạn. 

6. Chăm sóc bản thân

Chúng ta hiếm khi đưa ra được những quyết định tài chính sáng suốt khi bị căng thẳng, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn nên thường xuyên quan tâm đến sức khỏe tinh thần và thể chất của mình. 

Hãy vui vẻ với những thành công nho nhỏ và đừng để những thất bại hay hối tiếc về tài chính khiến bạn thất vọng. Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm, vì vậy hãy tử tế với bản thân.

Xây dựng khả năng phục hồi tài chính là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là trong một thế giới mà chúng ta thiếu giáo dục về tài chính. Những bước đi đúng hướng dù nhỏ nhặt cũng sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn. Khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp và áp lực tài chính mà không cần dùng đến tín dụng là một kỹ năng quan trọng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phùng Nguyệt

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.