24% doanh nghiệp vào hàng lớn nhất thế giới có nguy cơ cạn kiệt dòng tiền
Không chỉ là hiểm họa đối với sức khỏe con người, đại dịch COVID-19 còn tấn công vào nền kinh tế giới giới, khiến cho dòng tiền của sụt giảm mạnh và cạn kiệt thanh khoản của các công ty nhỏ.
Giờ đây, đến cả các công ty lớn cũng đang phải đối mặt với mối nguy tương tự. Tình hình này buộc chính phủ các nước phải tăng cường hỗ trợ, tránh để các trụ cột của nền kinh tế chịu chung số phận với những doanh nghiệp nhỏ.
Sử dụng dữ liệu từ QUICK-FactSet, Nikkei Asian Review đã tính được dòng tiền của hơn 3.400 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán, và phát hiện rằng có tới 1/4 trong số này sẽ cạn kiệt thanh khoản nếu trong 6 tháng liên tục doanh thu giảm 30% so với năm trước.
Các biểu đồ dưới đây thể hiện mức độ nghiêm trọng của vấn đề này.
Trong trường hợp không thể đảo được các khoản nợ đã đến kì thanh toán, 9% các công ty lớn sẽ cạn thanh khoản nếu doanh thu giảm 10% trong ba tháng. Nếu doanh thu giảm 30%, 24% công ty sẽ cạn kiệt thanh khoản sau 6 tháng, con số này tăng lên thành 38% nếu thời gian doanh thu sụt giảm kéo dài tới 12 tháng.
Trong hoàn cảnh thông thường, các công ty gặp vấn đề với dòng tiền sẽ giải quyết bằng cách cắt giảm cổ tức, tái cấp vốn nợ, hoặc phát hành trái phiếu.
Tuy nhiên, kể cả khi tính đến yếu tố tái cấp vốn nợ, 9% các công ty trên cũng sẽ cạn kiệt thanh khoản nếu tình trạng doanh thu sụt giảm 30% kéo dài trong 6 tháng. Tỉ lệ này tăng lên tới 32% nếu doanh thu lao dốc 60% trong 12 tháng.
Các công ty Nhật Bản thường có dự trữ tiền mặt lớn. Nhưng nếu doanh thu giảm 30% trong 6 tháng, 20% trong số chúng sẽ phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản.
Trước tình cảnh doanh thu giảm mạnh, rất nhiều công ty lớn của Nhật Bản đã ráo riết huy động vốn, trong đó có cả Nissan Motor. Gần đây, hãng sản xuất xe ô tô này đã đạt được một hạn mức tín dụng lớn.
Rất nhiều quốc gia đã ban hành các biện pháp để giúp các công ty huy động vốn dễ dàng hơn. Vào tháng 4, hãng hàng không giá rẻ EasyJet đã được cấp khoản vay 600 triệu bảng (747 triệu USD) từ ngân hàng trung ương của Anh. Đây là số tiền rất quan trọng để giúp hãng hàng không này sống sót trong trường hợp các hạn chế đi lại sẽ bị kéo dài.
Fed đang chuổn bị để mua lượng trái phiếu doanh nghiệp với giá trị tối đa 750 tỉ USD - bao gồm cả các trái phiếu rủi ro cao – tương đương với 13% trái phiếu đang lưu hành ở Mỹ.
Các doanh nghiệp tại Đức cũng đã hối hả để đăng kí tham gia chương trình cho vay không giới hạn của chính phủ. Một số công ty xin được cấp khoản vay trị giá tới hơn 100 triệu euro (109 triệu USD). Tổng cộng, số tiền xin cấp tín dụng đã lên tới 17,2 tỉ euro (18,75 tỉ USD).
Nhật Bản đã chuẩn bị một kế hoạch tài chính trị giá 100 tỉ yen (925 triệu USD) để hỗ trợ các công ty lớn. Tuy nhiên, con số này chưa đến 1% so với qui mô chương trình cho vay của chính phủ Đức.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính của Pháp Bruno Le Maire đã đề cập đến việc quốc hữu hóa các công ty chủ chốt, và dường như ông đang nhắm đến hãng sản xuất xe ô tô Renault.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/