|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

24 doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức: VietinBank, MB phát hành tăng vốn

16:56 | 03/07/2021
Chia sẻ
Trong tuần từ 6/7 đến 12/7 trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 24 doanh nghiệp giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt cũng như cổ phiếu, trong đó có những cái tên lớn như VietinBank, MB hay Chứng khoán Rồng Việt.
24 doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức: VietinBank, Chứng khoán Rồng Việt phát hành tăng vốn - Ảnh 1.

Một phòng giao dịch của VietinBank trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc).

Một số doanh nghiệp đáng chú ý trong đợt này gồm:

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) dự định phát hành cổ phiếu để trả cổ tức các năm 2017, 2018 và 2019 với tổng tỷ lệ 29,07%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/7.

Tổng số cổ phiếu phát hành thêm là gần 1,1 tỷ đơn vị. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ.

Ngoài ra, VietinBank còn muốn trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 5% và bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,65% tính theo số vốn mới, tức là nhà băng này sẽ cần chi 2.400 tỷ đồng tiền mặt và phát hành thêm 608 triệu cổ phiếu CTG.

Tổng cộng, VietinBank dự định phát hành 1,69 tỷ cổ phiếu trong năm 2021, nâng vốn điều lệ thêm 16.900 tỷ đồng. 

Nếu thực hiện đúng kế hoạch, VietinBank sẽ vượt qua Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Mã: BID) và Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) để đứng đầu thị trường chứng khoán Việt Nam về vốn điều lệ.

Tuy nhiên, kế hoạch trả cổ tức năm 2020 chưa được Ngân hàng Nhà nước thông qua và cũng chưa có ngày chốt quyền cụ thể nên chưa rõ thời gian thực hiện.

24 doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức: VietinBank, Chứng khoán Rồng Việt phát hành tăng vốn - Ảnh 2.

Một nhà băng khác là Ngân hàng TMCP Quân Đội (Mã: MBB) cũng có kế hoạch trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 35%. Cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu MBB tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 35 cổ phiếu mới. 

Dự kiến, MBB sẽ cần phát hành gần 980 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 38.600 tỷ đồng, đứng trên Vietcombank và sau BIDV.

Trong năm 2021, MBB vẫn còn hai đợt tăng vốn khác. Ở lần thứ 2, MBB dự kiến nâng mức vốn điều lệ thêm tối đa 700 tỷ đồng thông qua việc chào bán riêng lẻ cho một số nhà đầu tư.

Trong lần thứ 3, ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm 192,4 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên.

24 doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức: VietinBank, MB, phát hành tăng vốn - Ảnh 3.

Một chi nhánh MBB ở Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc).

Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (Mã: VDS) dự định trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu tỷ lệ 5%, tức là cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu VDS sẽ được nhận thêm 5 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 8/7.

Với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, Rồng Việt sẽ cần phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu VDS trong đợt cổ tức này, nâng vốn lên 1.050 tỷ đồng.

Giữa tháng 6 vừa qua, một cá nhân là ông Nguyễn Hoàng Hiệp đã chi khoảng 350 tỷ đồng để mua 17 triệu cổ phiếu VDS, nâng tỷ lệ sở hữu tại Rồng Việt từ 0% lên 17% và trở thành cổ đông lớn thứ hai chỉ sau Chủ tịch Nguyễn Miên Tuấn. 

Ông Hiệp không phải lãnh đạo và không có người nhà là lãnh đạo của Rồng Việt. Nếu không giảm sở hữu trước trước ngày chốt quyền, ông Hiệp sẽ nhận về khoảng 800.000 cổ phiếu VDS mới. Chủ tịch Nguyễn Miên Tuấn được nhận gần 900.000 đơn vị.

Kết phiên gần đầy nhất 2/7, giá VDS dừng ở đỉnh lịch sử 28.500 đồng/cp. Kết quả kinh doanh của Rồng Việt cũng liên tục cải thiện trong những quý gần đây khi thanh khoản thị trường lên cao kỷ lục.

24 doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức: VietinBank, Chứng khoán Rồng Việt phát hành tăng vốn - Ảnh 4.

TTM = tổng 4 quý gần nhất.

Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên (Mã: FBC) dự kiến trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 50%, tức là 5.000 đồng/cp. Mức cổ tức này của FBC thậm chí còn lớn hơn so với thị giá là 4.600 đồng/cp. 

Với 3,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ cần chi 18,5 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông. Trong các năm 2019, 2018 và 2017, FBC đã trả cổ tức tiền mặt lần lượt 3.500, 5.000 và 3.000 đồng/cp.

Từ khoảng tháng 8/2019 đến nay, cổ phiếu FBC không có giao dịch khớp lệnh.

Danh sách doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tuần tới (Tổng hợp từ Chứng khoán SSI): 

STTNgày GDKHQNgày thực hiệnTỷ lệGiá gần nhất
(đồng/cp)
1KSB6/7
10%,
bằng cổ phiếu
28.450
2MLC6/729/715,4%7.300
3VW36/721/76%8.900
4TAP6/721/710,7%14.100
5DCM7/727/78%20.100
6CAN7/727/718%35.300
7CTG7/7
29,1%,
bằng cổ phiếu
52.700
8MTH7/723/710%28.700
9ASG7/7
20%,
bằng cổ phiếu
38.800
10TAW7/716/710%23.800
11CPC8/730/78%21.800
12MCF8/721/77%9.900
13AAV8/7
15%,
bằng cổ phiếu
15.700
14SKN8/719/73,2%15.500
15VDS8/7
5%,
bằng cổ phiếu
28.500
16FBC8/75/850%4.600
17BDG8/719/710%44.300
18TIG8/7
10%,
bằng cổ phiếu
14.500
19HLC9/722/76%11.200
20DC49/7
5%,
bằng cổ phiếu
14.400
21HVT9/728/75%35.300
22VAF9/728/75,5%10.950
23PDV9/7
5%,
bằng cổ phiếu
6.400
24X2012/726/75%9.900
25MBB12/7
35%,
bằng cổ phiếu
43.450

Song Ngọc

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.