11 bộ ngành ra quân chống hàng giả xuất xứ Việt Nam
Lò nướng thủy tinh nguyên chiếc nhãn hiệu Asanzo có in sẵn phiếu bảo hành bằng tiếng Việt và slogan “Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” do Công ty Sa Huỳnh nhập từ Trung Quốc nhưng khai báo gian dối là linh kiện không nhãn hiệu
Chiều 25-7, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho biết, Ban chỉ đạo 389 quốc gia vừa có văn bản chỉ đạo 11 bộ, ngành phải có kế hoạch phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, giả xuất xứ Việt Nam.
Theo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, mục đích của việc ngăn chặn hàng hóa sản xuất nước ngoài nhưng gắn nhãn "Made in Vietnam" là để bảo vệ sản xuất trong nước, uy tín, thương hiệu hàng Việt Nam, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần chống thất thu thuế.
Đồng thời, các giải pháp đưa ra còn để ngăn chặn việc lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu hàng sang nước thứ 3.
Bộ Công an cần chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các cấp phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường nắm tính hình, điều tra, phát hiện, ngăn chặn, triệt phá các đường dây, ổ nhóm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản ý chặt chẽ việc xuất nhập cảnh, chốt chặn tại một số đường mòn trọng điểm nhằm ngăn chặn tình trạng mang vác vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam qua biên giới.
Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan kiểm tra chặt chẽ khai báo mã HS cho hàng nhập khẩu của doanh nghiệp, không để các đối tượng cố tình khai báo sai mã HS của các nguyên liệu nhập khẩu để làm căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại các đơn vị cấp C/O.
Cơ quan thuế phát hiện các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn có dấu hiệu bất thường, chủ động cung cấp thông tin cho các lực lượng chức năng để xử lý kịp thời.
Kiên quyết không để các đối tượng lợi dụng hóa đơn quy vòng để hợp thức hóa các loại hàng hóa nhập lậu, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp làm căn cứ xác định nguồn gốc nguyên liệu đầu vào trong nước để giả mạo nhãn mác, xuất xứ hàng Việt Nam.
Bộ Công thương đẩy mạnh rà soát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, quản lý thương mại, thị trường trong nước để kịp thời phát hiện, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.
Đặc biệt, Bộ Công thương kiểm tra chặt chẽ việc cấp C/O theo các Hiệp định thương mại. Kịp thời cung cấp các hiện tượng bất thường, các dấu hiệu nghi vấn để phối với các lực lượng chức năng xác minh, kiểm tra, xử lý kịp thời.
Mặt khác, cơ quan quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm soát thị trường nội địa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa.
VCCI phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc cung cấp các hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa vua Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu nghi vấn về giả mạo, gian lận xuất xứ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/