Với xu hướng hiện nay, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong 2 tháng cuối năm có thể tương đương hoặc giảm nhẹ so với cùng kì năm ngoái. Tính chung năm 2019, xuất khẩu thủy sản có thể cán đích với mức 8,69 tỉ USD, giảm 1,2% so với năm 2018.
Đài Loan là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 8 của Việt Nam, chiếm 1,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này khá ổn định trong 9 tháng đầu năm nay.
Theo công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA), có hiệu lực từ giữa năm 2020, sẽ là một chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam mà chủ yếu là tôm nguyên liệu trong các năm tới.
Theo Minh Phú, do thiếu nguyên liệu, nhà máy thiếu đầu vào để sản xuất đơn hàng xuất khẩu dẫn đến doanh thu xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kì năm ngoái.
Trong tháng 9, Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu tôm từ 5 công ty xuất khẩu tôm lớn của Ecuador do lo ngại dịch bệnh có thể lây lan vào nước này. Đây vừa được xem là cơ hội cũng là thách thức cho ngành tôm Việt Nam.
Trung Quốc đã thay đổi quyết định đình chỉ nhập khẩu tôm từ Omarsa - công ty tôm có trụ sở tại Ecuador chỉ một tuần sau khi áp đặt lệnh cấm. Theo thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu từ công ty này hiện có thể vận chuyển vào Trung Quốc như bình thường.
Mặc dù xuất khẩu chưa tăng nhưng tốc độ giảm đã thấp hơn những tháng trước đó. Xuất khẩu tôm dự báo sẽ chuyển biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm.
Cục Thú y cho biết 8 tháng đầu năm tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là hơn 17.543 ha, giảm gần 31% so với cùng kì năm ngoái và chiếm hơn 2,5% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.
Trong top 3 thị trường xuất khẩu của Thái Lan, duy nhất Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng dương. Trong khi đó, xuất khẩu tôm Thái Lan sang Mỹ và Nhật Bản đều giảm.
Từ cuối năm 2018, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong chính sách biên mậu đối với nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản qua cặp chợ biên giới Việt - Trung.
Xuất khẩu tôm trong tháng 7 đã có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản không mấy lạc quan trước triển vọng cán đích kim ngạch xuất khẩu đạt 4,2 tỉ USD trong năm nay.
Bắt đầu từ tháng 7 đến giữa tháng 8, xuất khẩu thủy sản bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm và cá ngừ là hai mặt hàng cho thấy sự "đảo chiều" rõ rệt.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), giá tôm nguyên liệu đông lạnh của Việt Nam cao nhất trong số các nguồn cung chính với hơn 11 USD/kg trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.