Dịch COVID-19 khiến tình hình sản xuất tôm của nhiều quốc gia trên thế giới gặp khó. Với Minh Phú, doanh nghiệp xuất khẩu tổm lớn nhất thế giới lại không lo lắng về điều này mà vấn đề khó nhất hiện nay của Minh Phú là thiếu hụt công nhân.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Minh Phú cho rằng cuối tháng 6 trở đi sẽ tăng mạnh xuất khẩu sau khi các hợp đồng được kí đủ đến cuối năm, theo đó lợi nhuận sẽ hoàn lại, kế hoạch lợi nhuận năm 2020 tự tin sẽ đạt 994 tỉ đồng.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tháng 5, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 330,2 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng 5/2019. Lũy kế 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,2 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Canada đứng thứ 6 về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm 5,7% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada trong 4 tháng đầu năm nay vẫn ghi nhận mức tăng trưởng hai con số mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Theo Undercurrent News, hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm của Ecuador tăng trưởng 22% về khối lượng, xu hướng khá giống với năm 2019. Thế nhưng trong tháng 4 và tháng 5, tăng trưởng ngành rất thấp do lệnh phong tỏa của các quốc gia trên toàn cầu nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Xuất khẩu tôm được dự báo sẽ phục hồi dần tại các thị trường. Bên cạnh đó, một số nước sản xuất chính như Ấn Độ dự kiến sẽ bị tác động bởi lệnh phong tỏa của nước này.
Lệnh phong tỏa bắt đầu từ cuối tháng ba tại Ấn Độ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho các trại nuôi tôm giống tại nước này và khiến giá tôm giảm mạnh.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản cho biết các quốc gia sản xuất thủy sản lớn của thế giới hiện đang bị kẹt trong dịch COVID-19 trong khi chúng ta phục hồi sớm hơn nên các nước này có độ trễ đáng kể so với Việt Nam.
Giá tôm xuất tại trang trại ở Ecuador đã giảm 0,1 - 0,5 USD/kg trong vụ thu hoạch gần nhất, bắt đầu từ ngày 10/4, khiến nhiều nhà sản xuất qui mỏ nhỏ lo ngại phá sản.
Các công ty kinh doanh tôm hàng đầu Việt Nam bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình trạng thiếu tôm có thể xảy ra trong nửa cuối năm nay do nông dân trì hoãn việc thả giống vì lo sợ đại dịch virus corona ảnh hưởng tới xuất khẩu.
Dữ liệu thương mại mới nhất cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 116.000 tấn tôm trong hai tháng đầu năm 2020, trong đó xuất khẩu từ Ecuador vẫn tăng bất chấp tác động của đại dịch COVID-19.
EU là thị trường tiềm năng nhưng cũng có những quy định rất khắt khe đối với mặt hàng tôm nhập khẩu. Cụ thể, sản phẩm cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe đối với thủy sản mà thị trường này quy định riêng.
Theo số liệu thương mại sơ bộ của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, xuất khẩu tôm đông lạnh của Ấn Độ trong tháng 1 giảm 36% so với tháng 12/2019, xuống còn 40.500 tấn.
Theo VASEP, dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường Trung Quốc và lan tỏa đến các thị trường lân cận, tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, trước khi dịch bệnh bùng phát, ngành tôm Việt năm 2020 được đánh giá có nhiều cơ hội để tăng trưởng.
Tháng 1, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 188,9 triệu USD, giảm 31% so với tháng 12/2019 và giảm 19,4% so với tháng 1/2019. Nguyên nhân xuất khẩu tôm giảm là do tháng 1 rơi vào thời điểm nghỉ Tết, đây cũng là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc .
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.