|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc giảm 84% do chiến tranh thương mại

13:16 | 28/05/2019
Chia sẻ
Dữ liệu mới nhất từ ​​Trung tâm Thương mại Quốc tế tại Maine (MITC), Mỹ cho thấy xuất khẩu tôm hùm của nước này sang Trung Quốc đã giảm mạnh sau khi Trung Quốc áp thuế trả đũa đối với nhiều loại hàng hóa của Mỹ.
Xuất khẩu tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc giảm 84% do chiến tranh thương mại - Ảnh 1.

Xuất khẩu tôm hùm của Maine sang Trung Quốc giảm 84% do chiến tranh thương mại.

Việc Trung Quốc áp thuế vào tháng 7/2018 đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp tôm hùm của tiểu bang Maine của Mỹ. Trước khi áp dụng thuế quan, Maine đã có một năm lập kỉ lục với giá trị xuất khẩu tôm hùm đến hết tháng 6/2018 đạt 87 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với mức 42 triệu USD trong cùng kì năm 2017.

Tuy nhiên, ngay sau khi thuế quan có hiệu lực, xuất khẩu tôm hùm của Maine sang Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề, giảm tới gần 84%, theo dữ liệu mới nhất từ xuất khẩu của MITC.

Ngày 10/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10% đến 25% và phía Trung Quốc cũng trả đũa với việc tăng thuế quan bổ sung đối với một số sản phẩm thủy sản Mỹ.

Bất chấp căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, đối với nhiều nhà xuất khẩu tôm hùm, thiệt hãi là điều đã xảy ra. Dù thuế quan có tăng hay không, hầu hết hoạt động kinh doanh đã chững lại. 

"Thuế quan 25% hay việc Trung Quốc trả đũa thuế quan không thực sự thay đổi bất kì điều gì đối với các nhà xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc", bà Sheila Adams, phó giám đốc bán hàng và tiếp thị cho Maine Coast Lobster nhận định.

Chủ sở hữu của Maine Coast Lobster, ông Tom Adams cho biết vào tháng 9/2018, xuất khẩu tôm hùm của công ty sang Trung Quốc đã sụt giảm sau thuế quan.

"Công việc của chúng tôi rất thuận lợi cho đến đầu tháng 7. Chúng tôi bị tác động bởi thuế quan châu Âu, vì vậy doanh số bán hàng tại châu Âu của chúng tôi đã giảm một chút, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng duy trì doanh thu của mình, tương tự như năm 2017. Tuy nhiên sau đó, Trung Quốc đã áp thuế quan", theo ông Tom Adams.

Trong thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, số lượng thị trường khác mà Maine có thể cạnh tranh trên cơ sở công bằng với các nhà xuất khẩu tôm hùm Canada đã bị thu hẹp. 

Hiệp định Thương mại tự do EU - Canada (CETA), một thỏa thuận thương mại được kí kết bởi Liên minh châu Âu (EU) và Canada, đã khiến ngành tôm hùm của Maine gặp bất lợi so với các đối tác Canada.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn từ Trung Quốc và châu Âu mà Maine phải đối mặt, ngành công nghiệp tôm hùm của Maine vẫn có một năm thuận lợi trong năm 2018, với mức định giá hơn 484 triệu USD, cao hơn 46 triệu USD so với năm 2017.

Tôm hùm là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của tiểu bang Maine. 

Theo điều tra dân số Mỹ, giá trị xuất khẩu của tiểu bang này đạt 386 triệu USD trong năm 2018, chiếm 13,7% giá trị xuất khẩu của Mỹ, nhiều hơn so với mức 325 triệu USD trong năm 2017, cho thấy ngành công nghiệp tôm hùm của Maine đã tìm thấy các thị trường tiềm năng khác cho sản phẩm của mình.

Bà Sheila Adams cho biết rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Maine Coast Lobster sẽ được vận chuyển đến các thị trường mới, những nơi mà công ty quản lý để phát triển thêm nhiều mối quan hệ. Điều này đã đáp ứng được kì vọng tài chính của Maine Coast Lobster trong năm 2018.

Câu hỏi đặt ra là liệu cuộc chiến thương mại có sớm kết thúc hay không và chờ đợi là điều cần thiết. Thêm vào đó, nếu mối quan hệ thương mại của Maine với Trung Quốc và Canada trở nên công bằng hơn, Maine Coast Lobster hi vọng có thể phát triển hơn nữa, theo bà Sheila Adams.


Ngọc Ánh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.