Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ kì vọng tương lai tươi sáng hơn
Indonesia dự kiến tăng giá trị xuất khẩu thủy sản năm tới, mở rộng sang EU |
Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ kì vọng tương lai tươi sáng hơn |
Giám đốc điều hành công ty, ông Karuturi Subrahmanya Chowdary, cho biết doanh thu từ xuất khẩu tôm nửa đầu năm nay đã giảm nhẹ so với năm trước.
Nguyên nhân là doanh thu trong mùa lễ hội, đặc biệt là ở Mỹ - thường giảm trong quí II và một phần trong quí III của năm tài chính - thấp hơn dự kiến, vì người tiêu dùng Mỹ đã sử dụng hết số tôm nhập khẩu trong kho dự trữ. Giá tôm nguyên liệu thấp trong quí II cũng có nghĩa là khối lượng sản xuất thấp hơn.
Ngoài ra, “chúng tôi vẫn duy trì chọn lọc các đơn đặt hàng đáp ứng ngưỡng giá và lợi nhuận của mình”, ông nói.
Nguồn: Undercurrent News |
Undercurrent News đưa tin, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 74.704 tấn tôm trong tháng 10, nhiều hơn 9% so với cùng kì năm ngoái là 68.763 tấn, theo dữ liệu từ Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp tăng về khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ sau bốn tháng giảm.
Xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang Mỹ đã vượt qua 200.000 tấn vào cuối tháng 10, trong khi năm 2017 chỉ đạt 175.000 tấn.
Apex đã duy trì tổng doanh số khá ổn định, ở mức 7.368 tấn trong nửa đầu năm tài chính 2019, so với mức 7.598 tấn trong nửa đầu năm 2018. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang EU cũng tăng; tổng doanh số trong nửa đầu năm 2019 tăng 25%, nhiều hơn so với mức 18% của năm 2017, ông Chowdary cho biết.
Tiêu thụ tôm gặp khó vì đáp ứng được yêu cầu về kích cỡ
“Chúng tôi không có bất kỳ tổn thất nào đối với thị phần tại Mỹ, nhưng điểm quan trọng nhất là tôm không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ do thiếu kích cỡ”, ông nói. “Trên thực tế, các đơn đặt hàng từ quí I vẫn sẽ được thực hiện trong quí III ... vì một số kích cỡ rất khó kiếm”.
“Do vậy, thay vì phải mua những kích cỡ đó với giá cao hơn nhiều, công ty đã quyết định thương lượng với khách hàng để hoãn các đơn đặt hàng đó và thực hiện chúng ở giai đoạn tiếp theo”.
Điều này đã bắt đầu có hiệu quả, ông nói, và sản xuất vẫn được duy trì từ quí II trở đi.
“Chúng tôi đang làm việc với khách hàng của mình trong cả hai lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ thực phẩm, rất nhiều chương trình khuyến mãi đang được thực hiện để khuyến khích và thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng nhiều tôm hơn, cũng như tăng giá trị cho các sản phẩm từ tôm”.
“Chúng tôi cũng sản xuất ra các sản phẩm mới hơn cho khách hàng để họ có thể thấy được sự khác biệt về giá trị của những sản phẩm này so với sản phẩm chế biến sẵn. Điều này chắc chắn sẽ đảm bảo cho việc tăng và duy trì khối lượng ngang bằng với năm ngoái”.
Một quan sát viên cho biết nhập khẩu tôm của Mỹ từ Ecuador và Trung Quốc đã tăng lên trong năm 2018 và việc Ấn Độ có thể bị đánh mất thị phần trên thị trường Mỹ hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Ông Chowdary nhấn mạnh Trung Quốc hầu như không xuất khẩu tôm với khối lượng lớn như Ấn Độ (39.98 tấn trong 10 tháng đầu năm, so với mức 203.699 tấn từ Ấn Độ).
Ông cũng chỉ ra rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với mức thuế 25% của Mỹ áp lên mặt hàng tôm, dưới sự tác động của cuộc chiến thương mại (mặc dù hiện đang tạm dừng) giữa hai nước.
“Công ty chúng tôi cũng đang đa dạng hóa sản phẩm sang các thị trường khác; chúng tôi đã tăng 7% sản lượng xuất khẩu sang châu Âu so với năm ngoái và mong muốn con số này tăng cao hơn nữa, không chỉ ở châu Âu mà cả quốc gia khác”.
Giá tôm Ấn Độ trong nửa đầu năm 2018 giảm nhẹ
Theo dữ liệu của NOAA, tính đến cuối tháng 10, giá tôm đã giảm.
Năm 2017, xuất khẩu tôm của Ấn Độ đạt 174.843 tấn với doanh thu 1,76 tỉ USD, tương đương 10,08 USD/kg. Năm nay, con số này giảm xuống còn 8,95 USD/kg.
Ông Chowdary cho biết giá tôm trung bình trên Apex trong nửa đầu năm 2018 là khoảng 8,70 USD, trong khi giá tôm nguyên liệu, đối với tất cả các kích thước, là khoảng 380 rupee.
Trong khi đó, Aquaconnect cho biết giá tôm đã giảm xuống hàng tuần. "Giá tôm cỡ 30 con/kg giảm 30 rupee/kg, cỡ 40 con/kg giảm 15 rupee/kg, cỡ 100 con/kg giảm 10 rupee/kg; trong khi đó giá tôm cỡ 50 con/kg, 60 con/kg và 70 con/kg không đổi".