Giá tôm Indonesia cạnh tranh, nhu cầu tôm Mỹ ổn định
Ảnh minh họa
Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc khá mạnh và triển vọng thị trường năm 2019 tương đối tích cực. Tuy nhiên, nhu cầu từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ ổn định, tồn kho tại Mỹ vẫn lớn, theo ông Jim Gulkin, Giám đốc điều hành đồng thời là người sáng lập công ty xuất khẩu và cung ứng thủy sản toàn cầu, có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan và văn phòng làm việc tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Myanmar.
Ông Jim Gulkin dự kiến giá tôm Indonesia sẽ bắt đầu tăng trong một vài tuần tới khi sản lượng giảm. Mặc dù vậy, sản lượng tôm của Indonesia có thể tăng trở lại vào cuối quí II và đầu quí III. Giá tôm Indonesia nhìn chung vẫn cạnh tranh với Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan.
Ông cho biết, Indonesia sản xuất 425.000 - 450.000 tấn tôm nuôi trong năm 2018.
Đối với Ấn Độ, nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, sản lượng giảm với giá tăng cao hơn trong một vài tuần qua. Giá tôm Ấn Độ dự kiến đủ cao để khuyến khích người nuôi tăng cường thả giống cho vụ nuôi tiếp theo và sản lượng tôm Ấn Độ được dự đoán tốt trong quí II và đầu quí III.
Nguồn: Undercurrent News
Ấn Độ đã xuất khẩu 564.311 tấn các sản phẩm tôm đông lạnh trong 11 tháng đầu năm 2018, trị giá 4,3 tỷ USD, tăng 8% về khối lượng nhưng giảm 5% về giá trị so với cùng kì năm 2017. Giá trị xuất khẩu giảm sau khi giá giảm trong quí II/2018.
Theo ông Gulkin, sản lượng tôm Thái Lan dự kiến tăng nhẹ năm 2019. Sản lượng tôm nước này ước đạt 250.000 - 270.000 tấn năm 2018 sau khi giảm khoảng 10%.
Trong khi sản lượng tôm Việt Nam (gồm tôm chân trắng và tôm sú) năm 2018 đạt khoảng 700.000 tấn và cũng dự kiến tăng nhẹ trong năm 2019.
Năm 2018, Thái Lan xuất khẩu 143.107 tấn các sản phẩm tôm đông lạnh, trị giá 1,49 tỉ USD, giảm 22% về khối lượng và 21% về giá trị so với năm 2017.
Nguồn: Undercurrent News
Xuất khẩu tôm của Thái Lan đã giảm mạnh trong năm 2013 do bùng phát hội chứng tôm chết sớm (hội chứng EMS). Các nhà chế biến và người nuôi tôm nước này trong năm 2018 cũng phải đối mặt với khó khăn do giá tôm thế giới lao dốc.
Mùa hè năm 2018, các nhà chế biến Thái Lan phải chịu đợt sụt giảm doanh thu tồi tệ nhất trong lịch sử và người nuôi tôm nước này phải yêu cầu các cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ dưới hình thức hợp đồng bảo đảm giá tối thiểu.
Nông dân Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn
Theo ông Gulkin, Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với tình trạng yếu kém trong quản lý ao nuôi, dịch bệnh và tôm chết do ô nhiễm.
Sản lượng tôm Trung Quốc năm 2018 ước đạt khoảng 700.000 tấn. Năm 2019, sản lượng có khả năng tăng tuy nhiên không tăng nhiều. Nhu cầu tôm tại nội địa Trung Quốc có thể giữ giá tôm tại đầm ở mức cao. Mùa tôm tại Trung Quốc bắt đầu vào tháng 5 và 6.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ ổn định, số lượng đơn đặt hàng tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tồn kho tôm trên toàn nước Mỹ vẫn cao, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm tuy nhiên triển vọng nhu cầu tôm của Mỹ vẫn tốt trong năm 2019.
Nguồn: Undercurrent News
Ngoài ra, nhu cầu tôm từ EU năm 2019 dự kiến không tăng so với năm 2018 do Brexit, đồng bảng và euro giảm giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại.
Theo ông Gulkin, trước khi Hội chợ Thủy sản Bắc Mỹ tại Boston diễn ra vào tháng 3, giá tôm có thể tăng khi nguồn cung tôm giảm trong ngắn hạn. Giá tôm bán buôn tại Trung Quốc dự kiến tăng trước Tết Nguyên Đán tuy nhiên, điều này không xảy ra do Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm từ Arab Saudi.
Giá bán buôn tôm cỡ to tại Trung Quốc dự kiến giảm trong ngắn hạn.
Nguồn: Undercurrent News
Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD: Làm thế nào để tôm Việt có thẻ vàng, thẻ xanh vào Mỹ, châu Âu? | Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc dự báo tăng mạnh năm 2019 |