So với cùng kì năm 2017, xuất khẩu tôm trong tháng 11 tiếp tục giảm trên 19% xuống 290 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm từ đầu năm đến hết tháng 11 đạt gần 3,3 tỉ USD, giảm 7% so với cùng kì năm ngoái. VASEP dự báo xuất khẩu tôm hết năm nay đạt khoảng 3,6 tỉ USD, giảm 5% so với năm 2017.
Những ngày đầu tháng 11, giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang tăng 500 đồng/kg so với tuần trước đó và tăng 8.500 - 9.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù vẫn gặp khó khăn về thẻ vàng IUU của EU và Chương trình giám sát cá da trơn của Mỹ, Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2018 vẫn đạt kết quả như kế hoạch đầu năm với kim ngạch 9,05 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2017.
Tại Hội thảo phát triển tiêu thụ thị trường nội địa tổ chức tại Hà Nội mới đây, nhiều đại biểu cho rằng, thị trường nội địa đầy tiềm năng nhưng lại chưa được chú trọng, chỉ khi xuất khẩu khó khăn các doanh nghiệp mới nghĩ đến. Điều này có thực sự đúng?
Việc Việt Nam bị EU cảnh báo thẻ vàng đã tác động làm giảm giá trị xuất khẩu thủy sản khai thác sang EU thời gian qua và dự báo tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm.
9 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Ai Cập đạt 24,2 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Đây vẫn là một trong ba thị trường xuất khẩu cá tra quan trọng nhất của doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Đông.
9 tháng năm 2018, xuất khẩu thủy sản đạt 1,46 triệu tấn, trị giá 6,37 tỷ USD, giảm 1,23% về lượng, nhưng tăng 6,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước do giá xuất khẩu hầu hết các chủng loại tăng so với cùng kỳ năm trước, trừ mặt hàng tôm.
Nuôi cá tra gặp thuận lợi về giá và thị trường tiêu thụ. Giá cá tra hiện ở mức cao, thời điểm trung tuần tháng 9 giá cá tra nguyên liệu đạt mức kỷ lục 33.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi từ 6.000 - 9.000 đồng/kg.
Dự kiến, Ủy ban châu Âu sẽ sang kiểm tra lần 2 vào tháng 1/2019. Tổng cục Thủy sản đang đề nghị các địa phương tập trung nhiều biện pháp khắc phục, sớm gỡ “thẻ vàng” đồng thời lấy lại “thẻ xanh” cho hải sản Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ đạt 188,7 triệu USD, tăng 46% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trong nửa đầu năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Vĩnh Hoàn đạt 426 tỷ đồng, tăng 77%. Về thị trường xuất khẩu, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Vĩnh Hoàn, chiếm 64% tổng kim ngạch. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, chiếm 12% tổng kim ngạch.
Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng tốt, ước đạt 895,54 triệu USD tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 69% kế hoạch năm 2018.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 8 tháng đầu năm ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh xuất khẩu tôm và hải sản có xu hướng giảm, chỉ cá tra có chiều hướng tích cực, dự báo tổng xuất khẩu thủy sản năm nay khó đạt kế hoạch 10 tỷ USD đặt ra từ đầu năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo trong thời gian tới giá tôm sẽ tiếp tục tăng. Đối với ngành cá tra, Bộ NN&PTNT dự báo từ nay đến cuối năm kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng cao đặc biệt là thị trường Trung Quốc do nguồn cung vào dịp cuối năm của nước này cao.
Nhiều chủ đầu tư bất động sản đã vượt qua giai đoạn tái cấu trúc và khởi động lại hoạt động triển khai, ra mắt dự án. Các chính sách kích cầu thị trường vẫn được sử dụng.