|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng hơn 35% trong tháng 8

08:20 | 08/09/2020
Chia sẻ
Trong tháng 8, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,15 tỉ USD, trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 924 triệu USD, tăng 35,2% so với tháng 8/2019.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo ước tính, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 8/2020 đạt 1,15 tỉ USD, tăng 21,7% so với tháng 8/2019. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 924 triệu USD, tăng 35,2% so với tháng 8/2019. 

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 8/2020 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,3 tỉ USD, tăng 9,6% so với cùng năm 2019. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 5,45 tỉ USD, tăng 14% so với cùng năm 2019. 

Xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng hơn 35% trong tháng 8 - Ảnh 1.

Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất gỗ đều tăng trưởng mạnh so với cùng kì năm ngoái. (Ảnh: Như Huỳnh).

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh trong tháng 7/2020, trong đó nhóm mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng 45,4% so với tháng 7/2019. 

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2020 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 4,06 tỉ USD, tăng 10,5% so với cùng năm 2019. 

Tỉ trọng xuất khẩu mặt hàng này chiếm tới 65,8% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm, tăng 1,7 điểm phần trăm so với cùng kì năm 2019. 

Xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng hơn 35% trong tháng 8 - Ảnh 2.

Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2020. Nguồn: Bộ Công Thương/Tổng cục Hải quan.

Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tới 72% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ.

Số liệu thống kê cũng cho thấy hầu hết các mặt hàng trong cơ cấu đồ nội thất bằng gỗ đều đạt tốc độ tăng trưởng cao trong tháng 7/2020 như đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng 50,2%, ghế khung gỗ tăng gần 58%, đồ nội thất nhà bếp tăng 148,3%,...

Tuy nhiên tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất văn phòng giảm lần lượt 9,8% và 9,2% so với cùng năm 2019.

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.