Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc đối mặt thách thức gì năm 2019
Lào đạt mục tiêu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc |
Trung Quốc siết chặt hơn quản lí chất lượng gạo
Theo đánh giá của ông Đào Việt Anh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, gạo là một trong những mặt hàng đầy tiềm năng khi xuất khẩu sang Trung Quốc, trong ba năm trở lại đây nổi lên là khu vực tiêu thụ gạo lớn.
Ông Đào Việt Anh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Ảnh: Đức Quỳnh |
Tuy nhiên, ông Việt Anh cho biết thời gian gần đây, doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Theo đó, hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc mỗi năm khoảng 5,32 triệu tấn và duy trì 10 năm nay. Trong số 5,32 triệu tấn này chia làm đôi 2,66 triệu tấn cho khối nhà nước; còn lại 2,66 triệu tấn cho khối tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.
"Ba năm gần đây, trung bình Việt Nam xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn. Nhưng năm 2018, xuất khẩu giảm", ông Việt Anh thông tin.
Ông Việt Anh cho hay trước đây, Trung Quốc còn khá dễ tính trong việc kiểm soát gạo nhập khẩu. Gia đoạn 2014 - 2015, có những lúc một số doanh nghiệp còn xuất khẩu gạo qua đường biên mậu.
Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc nhận thấy nếu nhập khẩu gạo qua đường biên mậu thì nguy cơ sẽ hạn ngạch sẽ bị phá vỡ. Cuối cùng, Trung Quốc siết chặt việc nhập khẩu qua đường này khiến hàng loạt lô hàng gạo với số lượng lên tới hàng chục nghìn tần bị tắc lại tại các cửa khẩu.
Số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm dần. Ông Việt Anh chia sẻ trước đây, toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc nhưng sau đó Bộ Công Thương quy hoạch lại chỉ còn 159 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc muốn chủ động trong việc kiểm soát nhập khẩu gạo. Do vậy, Trung Quốc yêu cầu họ mới chính là đơn vị cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Năm 2016, sau đợt thanh tra của đoàn Trung Quốc, số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ 159 giảm xuống chỉ còn 22.
Khó khăn nối tiếp khó khăn, Trung Quốc cấp phép cho 22 doanh nghiệp này không đồng nghĩa với việc họ không tăng cường công tác hậu kiểm. Đầu năm nay, ba trong số 22 doanh nghiệp bị Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Phía Trung Quốc cho biết họ đã theo dõi ba doanh nghiệp này một thời gian dài và đã phát hiện nhiều vi phạm.
"Hành động của Trung Quốc cũng rất quyết liệt khi công hàm đưa ra vào ngày hôm trước, hôm sau họ dừng nhập khẩu luôn", ông Việt Anh nói.
Hiện nay Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang nỗ lực giúp ba doanh nghiệp khôi phục lại xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đây là một trong những nguyên nhân lớn khiến xuất khẩu gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút.
Khó khăn khi chưa có thương hiệu gạo lớn
Đại diện Tham tán Việt Nam tại thị trường Trung Quốc cho biết một khó khăn khác đó là Việt Nam chưa có thương hiệu gạo lớn. Tại các siêu thị lớn, nhiều thương hiệu gạo lớn của Thái Lan, Campuchia, Myanmar đã bắt đầu xuất hiện trên các kệ với các loại gạo thơm, giá trị cao, đủ sức cạnh tranh với gạo thơm của Việt Nam.
"Nếu trường hợp Việt Nam xuất khẩu gạo cao cấp, chúng ta nên bán tại các thành phố lớn. Đối với gạo nguyên liệu nên bán sang các vùng Tây Nam. Đặc biệt, tại đây có nhu cầu cao về gạo nếp để sản xuất rượu", ông Việt Anh khuyến nghị.
Tuy nhiên, năm nay, Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo nếp Việt Nam do tác động của lệnh thuế nhập khẩu 50% khiến giá mặt hàng này tăng cao.
Theo Trung Tâm Thông tin và Thương mại và Cục Công Thương Địa phương, tuy Trung Quốc vẫn nhập khẩu nhiều nhất gạo nếp của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với khối lượng 526.140 tấn, nhưng so với cùng kì năm 2017 giảm mạnh 48% do tồn kho gạo nếp của Trung Quốc còn nhiều và giá gạo cao khiến nước này giảm mua vào.
Tương tự, lượng gạo trắng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng giảm đến 60% so với cùng kì.
Ngược lại, lượng gạo thơm, gạo đồ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 33% và 68%. Lượng gạo giống Nhật xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng tới 382%.
Dẫu vậy,Trung Tâm Thông tin và Thương mại và Cục Công Thương Địa phương dự báo xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tích cực hơn trong thời gian tới, do Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp lễ tết cuối năm.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/