|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu cà phê thô là thiệt thòi lớn với người Việt?

21:20 | 04/10/2018
Chia sẻ
Mặc dù là nước thứ 2 trên thế giới xuất khẩu cà phê thô, nhưng người tiêu dùng Việt Nam lại đang phải đối mặt với tình trạng cà phê pha trộn, kém chất lượng.
xuat khau ca phe tho la thiet thoi lon voi nguoi viet
Cà phê nội địa là một khái niệm cần rất nhiều thời gian.

Khúc nghẽn” thị trường cà phê nội địa

Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê (riêng năm 2017, Việt Nam xuất khoảng 1,8 triệu tấn cà phê nhân). Vì vậy, có tới 90% lượng cà phê xuất khẩu thô nên thương hiệu cà phê Việt Nam vẫn chưa có tên trên bản đồ thế giới. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, người tiêu dùng phải đối mặt hàng ngày với cà phê trộn phụ gia, cà phê nguyên chất chiếm tỷ lệ rất ít. Vì vậy, trong khi các loại cà phê chất lượng nhất được các doanh nghiệp tập trung xuất khẩu ra nước ngoài thì mỗi năm, Việt Nam lại phải nhập khoảng 60.000 tấn cà phê đã qua chế biến từ các nước như Brazil, Mỹ, Trung Quốc...

Trong buổi bình luận về cà phê diễn ra ngày 3/10, tại Hà Nội, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: “ Việt Nam là nước thứ 2 sản xuất lớn nhất về sản lượng cà phê hạt, nhưng lại yếu ở khâu chế biến. Hơn nữa, tách cà phê nội địa không thực sự chuẩn mực. Đặc biệt là sự nguyên chất cà phê và đảm bảo an toàn hệ sinh thái môi trường. Có thể nói, xuất khẩu cà phê thô là sự thiệt thòi lớn với người tiêu dùng Việt Nam”.

Theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Thực tế, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng sản xuất ra hạt cà phê, nhưng người dùng trong nước lại thường xuyên đối mặt với vấn đề chất lượng. Bởi vì, việc xây dựng chuẩn mực với cà phê không hề đơn giản. Tuy nhiên, chuẩn mực đầu tiên mà ta không thể không làm được, đó là khai thác tối thiểu sự an toàn từ hệ sinh thái môi trường như sự bạc hoá thổ nhưỡng, đến chất lượng sản phẩm. Từ nền tảng đó, mới có thể phát huy tất cả những chất liệu, chất lượng cà phê khác nhau, để có thể tạo ra những hương vị chinh phục người dùng. Chúng ta có một điều kiện thuận lợi, chính là sản xuất ra hạt cà phê, nếu chế biến theo tư duy mang lại những gì tốt nhất cho chính đồng bào ta, mà đồng bào ta là một thị trường khổng lồ thì tôi cho đó là sự thành công.

Nông dân được hưởng gì từ quy chuẩn cà phê?

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Công ty CP Phúc Sinh, đại diện nhãn hàng K-Coffee cho rằng: “Một trong những quy chuẩn trong ngành cà phê và cần thiết với người trồng cà phê là quy chuẩn UTZ Certified. Đây là chứng nhận do một tổ chức Hà Lan đưa ra quy định quy chuẩn cho các ngành thực phẩm trên thế giới. UTZ có rất nhiều yêu cầu người nông dân phải đáp ứng, như vấn đề môi trường, độ tuổi gốc cà phê, phân bón, thời gian dùng thuốc trừ sâu, nhân lực, đất đai, thổ nhưỡng... ví dụ, với cà phê, trước thu hoạch 60 ngày, không được sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón…

Tiêu chí của UTZ là đảm bảo làm sao cho người nông dân luôn phát triển bền vững, từ đó, tạo nền tảng, động lực cho ngành hàng phát triển. Bản thân người nông dân khi đáp ứng các điều kiện trong quy chuẩn UTZ, thì sản lượng sẽ tăng, bán đắt hàng, thậm chí bán ở đâu cũng được.

Theo ông Thông, thực tế hiện nay cho thấy, đại đa số chúng ta tận diệt môi trường, chưa thực sự chú trọng đến môi trường. “Chúng tôi là người làm trong ngành nông nghiệp nên chứng kiến rất rõ, nhiều sản phẩm, nhiều lô hàng có dư lượng thuốc trừ sâu cao rất nhiều lần. Hiệp hội Gia vị của Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo về vấn đề này và có lẽ, đã đến lúc chúng ta bắt buộc phải thay đổi”, Phan Minh Thông nói.

Là một người có nhiều năm làm trong ngành cà phê, ông Phan Minh Thông chia sẻ rằng, một sản phẩm cà phê hoàn hảo, nguyên chất thì không cần phải có thêm bất cứ thành phần nào khác. Cà phê nguyên chất là không sánh, không có bột, không có sự sệt sệt hay thơm nức mùi cà phê. Cà phê nguyên chất sẽ có màu cánh gián hoặc hơi đen nếu pha đặc.

Xem thêm

H. Anh