Phó Thống đốc NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu nếu tính toán đầy đủ có thể lên đến 8,2% và thậm chí có thể cao hơn nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp. Đây là thử thách lớn mà ngành ngân hàng phải đối mặt trong năm 2022.
NHNN nhiều khả năng sẽ tiếp tục lùi thời điểm áp dụng lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm một năm nữa để các TCTD có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng và gia tăng nợ xấu. Bởi vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Sau khi nới lỏng giãn cách, Vietcombank bắt đầu phát mại nhiều tài sản bảo đảm gồm bất động sản, máy móc... để thu hồi nợ. Các chuyên gia cho biết Vietcombank sẽ đẩy mạnh xóa nợ xấu trong quý IV để đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 1%.
Từ tháng 6/2021 đến nay, hoạt động mua bán nợ, thu giữ tài sản bảo đảm, định giá tài sản... của VAMC gần như bị đình trệ hoàn toàn, nhất là tại địa bàn trọng tâm xử lý nợ là TP HCM và các tỉnh thành phía Nam.
Ngân hàng gặp khó trong hoạt động thu hồi nợ, VNBA đề nghị Chính phủ xem xét ban hành nghị định cho phép khoanh nợ từ 1- 2 năm đối với các khoản dư nợ chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19.
Tính từ cuối năm 2017 đến 30/6/2021, có khoảng 677.000 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tương đương khoảng 16.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý mỗi tháng, phần lớn đều do các tổ chức tín dụng tự xử lý.
Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cho rằng yêu cầu này là cần thiết để ngăn ngừa phát sinh hiện tượng các TCTD cho vay khách hàng chéo để che giấu nợ xấu.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khằng định ngân hàng và doanh nghiệp là quan hệ cộng sinh. Do đó, doanh nghiệp mà khó khăn thì ngân hàng cũng khó khăn, nhưng ngân hàng sẽ khó khăn về sau.
Theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam nên cảnh giác với rủi ro khu vực tài chính đang tăng lên trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều nhà băng đã nâng "bộ đệm" nợ xấu lên mức cao kỷ lục. Tại Vietcombank, 1 đồng nợ xấu được trích tới 3,5 đồng dự phòng.
Luật xử lý nợ xấu của các TCTD dự kiến sẽ được xây dựng dựa trên việc kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số quy định mà thực tiễn triển khai trong thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc.
Theo đại diện của VAMC, sàn giao dịch nợ sẽ ra đời vào khoảng đầu quý III tới. Sàn giao dịch nợ VAMC được kỳ vọng góp phần xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển.