Chính phủ đề xuất kéo dài Nghị quyết xử lý nợ xấu thêm hai năm
Tại phiên họp toàn thể thẩm tra tờ trình về kéo dài thời hạn áp dụng nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), Chính phủ đã đề nghị được kéo dài thời hạn thực hiện toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 trong thời hạn hai năm, từ ngày 16/8/2022 đến hết ngày 15/8/2024, theo báo Đầu tư.
Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng trình tự thủ tục rút gọn và thông qua Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 tại một kỳ họp vào tháng 5/2022.
Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu được ban hành vào năm 2017, có thời hạn năm và sẽ hết hiệu lực thi hành sau ngày 15/8/2022.
Đánh giá về việc thực hiện nghị quyết này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh nêu rõ, qua gần 5 năm thi hành nghị quyết đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần vào việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Ông nhận định Nghị quyết 42 hết hiệu lực sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD/VAMC, cũng như quá trình tái cơ cấu TCTD. Những cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu không được tiếp tục triển khai sẽ không khuyến khích, không huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
Việc thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu. Các khoản nợ xấu đang xử lý theo Nghị quyết số 42sẽ chuyển sang việc xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan sẽ gây khó khăn cho TCTD khi tiếp tục xử lý khoản nợ xấu đó, dễ dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp giữa TCTD và khách hàng.
Cùng với đó, những vướng mắc, bất cậpxung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác (đặc biệt liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu) sẽ ảnh hưởng lớntiến trình xử lý nợ xấu,đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình xử lý TCTD yếu kém
Số liệu từ NHNN cho biết , tính đến 31/12/2021,tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42là 412,7 nghìn tỷ đồng, giảm 6,32% so với cuối năm 2020 và giảm 17,21% so với ngày 14/8/2017.
Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.200 tỷ đồng nợ xấu xác định theo nghị quyết này, đạt trung bình khoảng 5.670 tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.150tỷ đồng/tháng.
Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 196.900 tỷ đồng (chiếm 51,79% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý). Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51%).
Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70%).