|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh chiều 11/1: Hé lộ những bí ẩn đằng sau khoản vay 4.700 tỷ tại BIDV

13:42 | 11/01/2018
Chia sẻ
Chiều nay (11/11), Hội đồng xét xử tiếp tục thẩm vấn các bị cáo để làm rõ hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang ngân hàng Sacombank, cho vay, bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty, gây thiệt hại 1.835 tỷ đồng.
xet xu pham cong danh chieu 111 he lo nhung bi an dang sau khoan vay 4700 ty tai bidv Giám định NHNN: 'Việc VNCB dùng tiền gửi để bảo lãnh cho các công ty là đúng quy định'
xet xu pham cong danh chieu 111 he lo nhung bi an dang sau khoan vay 4700 ty tai bidv [Live] Xét xử Phạm Công Danh sáng 11/1: 'Ông Bê không áp đặt chúng tôi phải cho ông Danh vay tiền'

16h40: HĐXX hỏi Đại diện sở kế hoạch đầu tư tỉnh Long An về giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh

Tuy nhiên, đại diện này không có mặt tại tòa nên HĐXX quyết định dừng phiên tòa và sẽ tiếp tục vào sáng mai.

16h00: HĐXX xét hỏi bị cáo Phan Thành Mai về hành vi Phạm Công Danh vay tiền của BIDV

HĐXX hỏi bị cáo Phan Thành Mai về hành vi tại BIDV, bị cáo Mai thừa nhận hành vi này giống như trong bản cáo trạng. Bị cáo chịu trách nhiệm chuẩn bị nguồn vốn và ký các hợp đồng liên quan đến HĐQT.

Bị cáo Mai cho biết ban đầu bị cáo không tham gia trực tiếp vào việc 12 công ty vay BIDV 4.700 tỷ đồng. Việc này Phạm Công Danh ra chủ trương, thống nhất chủ trương với BIDV và chỉ đạo nhóm Tài chính Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện (gồm Mai Hữu Khương, Lưu Trung Kiên, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng, Phạm Công Trung). Sau khi Tổ Tài chính Thiên Thanh lập xong hồ sơ vay gửi đến 4 chi nhánh BIDV.

BIDV không chấp thuận đất 302 Tô Hiến Thành vì sổ đỏ vẫn thuộc Quân khu 7 chưa sang tên cho Tập đoàn Thiên Thanh. Do vậy, bị cáo Danh quyết định dùng tiền gửi của VNCB gửi sang BIDV để bảo lãnh các khoản vay của 12 công ty và bắt đầu từ đó, bị cáo Mai chính thức tham gia vào việc 12 công ty vay vốn BIDV với tổng số tiền 4.700 tỷ đồng.

Theo chỉ đạo của bị cáo Danh, bị cáo Mai tham gia các cuộc họp nội bộ và cuộc họp với BIDV để thống nhất về việc dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh các khoản vay. Đồng thời, bị cáo Mai tham gia ký 12 biên bản họp HĐQT VNCB về việc thống nhất cho vay và hỗ trợ cho 12 công ty vay tiền tại BIDV và ký nháy về nội dung này 12 Nghị quyết HĐQT do Mai Hữu Khương soạn thảo.

Việc VNCB gửi tiền thị trường 2 tại BIDV có làm văn bản xin ý kiến Tổ giám sát về việc gửi tiền và hạch toán ghi sổ là tiền gửi nhưng khi bảo lãnh và trả nợ thay đều không báo cáo, không hạch toán ngay vào sổ sách ngân hàng. Số tiền 4.700 tỷ đồng vay xuất phát từ các công ty, nhưng mục đích là tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN; trong đó tăng vốn chỉ cần 4.500 tỷ đồng, còn 200 tỷ đồng để chăm sóc khách hàng.

Về 12 biên bản họp HĐQT VNCB về việc thống nhất chủ trương hỗ trợ 12 công ty tìm kiếm nguồn vốn để thu mua nguyên vật liệu xây dụng cung ứng cho các khách hàng, bị cáo khai mục đích này là không có thật. Trên thực tế, các công ty không hoạt động.

Bị cáo Mai khai tài sản đảm bảo tiền vay tại BIDV là tiền gửi kỳ hạn 3 tháng 3.070 tỷ đồng, và khu đất tại sân vận động Chi Lăng.

HĐXX yêu cầu bị cáo Mai trình bày rõ về tăng vốn điều lệ. Mục đích vay tiền là để tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ lúc đó đang là 3.000 tỷ đồng. Theo yêu cầu của NHNN là tăng lên 7.500 tỷ đồng, vì vậy cần thêm 4.500 tỷ đồng. Tại sao không vay 4.500 tỷ đồng thôi mà vay 4.700 tỷ đồng?

Bị cáo Mai khai do áp lực tăng vốn điều lệ, tăng trưởng tín dụng, trong khi vốn Ngân hàng Xây dựng lúc đó có 3.000 tỷ đồng, nên các bị cáo đã vay BIDV tổng số 4.700 tỷ đồng. Bị cáo Danh dùng chủ yếu vào mục đích tăng vốn tăng vốn điều lệ Ngân hàng Xây dựng theo đề án NHNN duyệt từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng.

Bị cáo cho rằng lỗi là do HĐQT của Ngân hàng Xây dựng và các bị cáo đang có mặt tại đây, vì ai cũng nóng lòng có đủ vốn điều lệ và tiền chăm sóc khách hàng để tạo uy tín cho ngân hàng.

Bị cáo Mai cho biết tại thời điểm bị cáo bị khởi tố thì tổng số tiền của Ngân hàng Xây dựng vào khoảng 40.000 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 5/2013, khi NHNN tổ chức cuộc họp tại TP HCM có giấy triệu tập VNCB báo cáo tình hình tài chính của ngân hàng, bị cáo Mai khai có báo cáo chi tiết tình hình hoạt động của VNCB trong đó báo cáo rõ việc VNCB dùng tiền gửi thị trường 2 tại BIDV, Sacombank, TPBank để bảo lãnh các khoản vay của các Công ty tại 3 ngân hàng này và đã bị Sacombank, TPBank cắt nợ, đã tất toán trả nợ thay các Công ty tại BIDV (trên 6.000 tỷ đồng), hiện vẫn chưa hạch toán sổ sách chính thức của VNCB.

Bị cáo Mai báo cáo chi tiết các nội dung và xin ý kiến về việc dùng số tiền dự kiến tăng vốn (4.500 tỷ đồng) vào việc bù đắp thiệt hại cho VNCB, hoặc nếu vẫn thực hiện tiếp việc tăng vốn thì VNCB xin nhận tất cả các khoản vay của các công ty từ 3 ngân hàng về VNCB xem là khoản vay tại VNCB và bù đắp các tài sản khác của Phạm Công Danh vào làm tài sản thế chấp.

Ngoài việc báo cáo miệng, bị cáo Mai có ký văn bản gửi NHNN để xin ý kiến chỉ đạo nhưng không nhận được văn bản trả lời hay sự chỉ đạo chính thức nào. Sau cuộc họp VNCB có thực hiện hạch toán toàn bộ số tiền trên 6.000 tỷ đồng này vào khoản phải thu của các công ty.

15h38: Tòa nghỉ giải lao

15h15: Luật sư Phan Anh Vũ đại diện bảo vệ quyền lợi cho VNCB bắt đầu đặt câu hỏi

Bị cáo Trầm Bê

Luật sư hỏi: "Khi đến gặp bị cáo thì bị cáo Danh đề xuất vay cho bị cáo Danh hay là công ty?"

Bị cáo Trầm Bê cho biết bị cáo Danh đến gặp mình không nói rõ mục đích vay tại 6 công ty. Bị cáo đồng ý, nếu tài sản đảm bảo là tiền gửi hoặc BĐS và mọi thủ tục, làm hồ sơ tại 6 công ty đều thực hiện theo đúng luật pháp Việt Nam, luật tín dụng.

Bị cáo Phan Thành Mai

Bị cáo Mai cho biết hợp đồng bảo lãnh buộc phải có 3 chữ ký mới đúng pháp luật gồm bị cáo, và hai chữ ký bên quản lý rủi ro nhưng thực tế chỉ có mỗi chữ kí của bị cáo. Bị cáo ký hợp đồng bảo lãnh tiền gửi dựa vào vai trò của ông trong nghị quyết Hội đồng quản trị.

Bị cáo Phạm Công Danh

Bị cáo Danh cho biết đến gặp Trầm Bê để giới thiệu công ty vay tiền. Bị cáo chỉ lo phần chủ trương, còn thực hiện do bị cáo Mai. Ngoài ra, bị cáo Danh cho biết đã trả lời rất nhiều lần về vấn đề này, kèm theo sức khỏe yếu nên mong HĐXX xem xét.

Đại diện chi nhánh của BIDV

Về khoản vay 2.600 tỷ đồng tại BIDV, đại diện sở giao dịch 2 của BIDV cho biết, chủ nợ là Tập đoàn Thiên Thanh, tất toán bằng thu tiền gửi của Tập đoàn thiên Thanh mở tại Sở giao dịch 2. Đại diện BIDV cho biết thời gian quá lâu nên không nhớ rõ chi tiết. Về chi nhánh Hải Vân cho công ty Bảo Gia vay, tài sản bảo đảm là hai bất động sản tại Đà Nẵng.

14h45: Luật Sư Nguyễn Duy bào chữa cho bị cáo Tùng

Trả lời luật sư, bị cáo Viễn khai báo cáo tài chính của 6 công ty không biết ai lập ra nhưng nhận từ bị cáo Khương. Khi bị cáo làm phương án xong rồi giao lại cho bị cáo Khương nên không biết việc ký ở đâu, thời điểm nào.

xet xu pham cong danh chieu 111 he lo nhung bi an dang sau khoan vay 4700 ty tai bidv
Bị cáo Mai Hữu Khương. (Ảnh: PV)

Luật sư hỏi bị cáo Mai Hữu Khương rằng trong mối quan hệ công việc giữa Khương và Tùng có phụ thuộc cấp trên cấp dưới không?

Bị cáo Khương khai bị cáo và bị cáo Tùng ở hai bộ phận khác nhau. Bị cáo nhờ bị cáo Tùng hỗ trợ làm báo cáo tài chính một lần và không nói rõ mục đích. Bị cáo nhận báo cáo tài chính từ Tập đoàn Thiên Thanh, và nhận một lần 6 báo cáo tài chính. Bị cáo làm xong toàn bộ hồ sơ xong mới yêu cầu các giám đốc ký. Bị cáo không nhớ chính xác thời điểm nhờ bị cáo Tùng làm báo cáo tài chính.

Bị cáo Tùng khai làm báo cáo tài chính vào khoảng tháng 7/2013.

Cáo trạng cho biết khoản vay được giải ngân vào tháng 1/2013 nên theo luật sư, thời gian như vậy là không hợp lý.

Khi được luật sư hỏi về vai trò của mình trong việc nhận ủy thác tại quỹ Lộc Việt, bị cáo Vũ Viết Minh Quân khai bản thân không có kiến thức kinh doanh trái phiếu, mục đích tham gia chỉ là giúp đỡ bị cáo Việt Hà đầu tư.

Khi được hỏi quy trình ủy thác, bị cáo Hà không hiểu rõ câu hỏi của Luật sư nên không trả lời.

Khi được hỏi về phần thiệt hại tại VNCB, đại diện ngân hàng Xây dựng cho biết, khoản tiền thiệt hại 1.800 tỷ đồng đã được xác định ở cáo trạng nhưng không nói rõ phần thiệt hại do VNCB xác định.

Luật sư hỏi đại diện bộ phận giám định Ngân hàng Nhà nước:

- Vì sao ban đầu Ngân hàng Nhà nước từ chối xác định thiệt hại nhưng sau đó bổ sung bản giám định thiệt hại?

- Theo trưng cầu giám định thì Ngân hàng Nhà nước từ chối giám định thiệt hại do không có chức năng xác định giám định thiệt hại nhưng sau đó nhiều lần cơ quan cảnh sát điều tra yêu cầu xác định thiệt hại thì Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung việc xác định thiệt hại.

- Luật sư hỏi Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào biên bản pháp luật nào để từ chối giám định thiệt hại và mấy lần từ chối?

- Đại diện bên giám định thiệt hại cho biết là 2 lần từ chối giám định thiệt hại. Đến lần thứ ba thì giám định thiệt hại.

- Lần thứ 3 thì căn cứ vào văn bản pháp luật nào để giám định thiệt hại?

- Chúng tôi căn cứ vào quy chuẩn nghiệp vụ, sau này nghiên cứu thì đủ điều kiện để giám định. Chúng tôi yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra bổ sung tài liệu về thiệt hại và những vấn đề liên quan để giám định.

14h15: Phiên tòa chiều bắt đầu làm việc

Luật sư Nguyễn Tuấn Khanh bào chữa cho 4 bị cáo trong nhóm nhân viên được Danh đưa lên làm giám đốc, gồm Nguyễn An Vinh (GĐ Công ty nhất nhất vinh), Nguyễn Ngọc Thái (GĐ Công ty Quốc Thắng), Lê Đài (GĐ Công ty Bảo Gia), Lê Duy Lương (GĐ Công ty Thành Công).

Luật sư cho biết, đối với việc ký vào hồ sơ để vay vốn, các bị cáo chỉ biết ký chứ không biết ký để làm gì, và không sử dụng số tiền đó.

Bị cáo Nguyễn An Vinh khai chỉ đứng tên giúp và không hưởng lợi. Bị cáo không phải là nhân viên tập đoàn Thiên Thanh mà do vợ bị cáo và ông Danh nhờ. Bị cáo sợ ảnh hưởng công việc của vợ bị cáo tại tập đoàn Thiên Thanh nên làm. Ngoài ra, bị cáo nghe nói là chỉ đứng tên và ký tên giúp chứ không làm gì nên bị cáo đồng ý. Toàn bộ số tiền bị cáo ký, bị cáo không biết chuyển về đâu và bị cáo không sử dụng.

Bị can Lê Duy Lương khai không sử dụng khoản tiền 255 tỷ đồng và mong tòa xem xét.

Bị cáo Phạm Công Danh trả lời luật sư rằng, lời khai của những người thuộc nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh vừa trên là đúng. Họ là chỉ là người đứng tên, không hề có thủ đoạn nên kính Mong HĐXX xem xét. Tuy nhiên, bị cáo Danh cho biết họ tự nguyện làm theo vì niềm tin, bị cáo không hề áp đặt, bắt buộc nhân viên.

“Tôi không hề ép buộc các giám đốc giấy đứng tên giám đốc. Bản thân họ vì tin tưởng nên họ không kiểm tra hồ sơ, việc làm hồ sơ cho vay, tôi không hề che đậy, trước là họ được hưởng lương, sau là nghĩa vụ. Các giám đốc đứng tên thuê không được hưởng bất kỳ đồng tiền này từ các khoản tiền vay từ ngân hàng, họ cũng không yêu cầu lương mà cho là tự nguyện Danh đưa cho. Xin HĐXX xem xét cho họ, vì họ cũng rất khó khăn," bị cáo Danh nói.

Tóm tắt phiên sáng 11/1

Trong phiên tòa, các luật sư đã thẩm vẫn những bị cáo về hành vi ủy thác đầu tư tại Quỹ Lộc Việt. Bị cáo Mai khẳng định rằng có quen biết Nguyễn Việt Hà. Phần giao dịch qua Quỹ Lộc Việt là giao dịch dân sự như những giao dịch mà bị cáo làm trước đây.

xet xu pham cong danh chieu 111 he lo nhung bi an dang sau khoan vay 4700 ty tai bidv
Bị cáo Phạm Công Danh. (Ảnh tư liệu)

Luật sư hỏi, có phải Quỹ Lộc Việt là đối tác đầu tiên mà ngân hàng đại tiên chọn? Trả lời luật sư, Mai cho biết, bị cáo có đề xuất các công ty khác có chức năng tương tự, nhưng sau khi thống nhất HĐQT chọn Quỹ Lộc Việt là 1 trong 3 công ty đối tác.

Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Việt Hà cho biết, việc lựa chọn khách hàng dự trên tiêu chí an toàn, thương hiệu tốt trên thị trường. Việc quyết định lựa chọn Tập đoàn Thiên Thanh làm khách hàng khá gấp rút do áp lực chỉ tiêu, cạnh tranh thị trường.

Hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Quỹ Lộc Việt với đại tín là ủy thác đầu tư chỉ định, Quỹ Lộc Việt đứng ở vị trí trung gian. Do đầu tư chỉ định nên rủi ro tài chính do phía Đại Tín chịu, phía Quỹ Lộc Việt không chịu trách nhiệm.

Bị cáo Hà khai chỉ đạo Thanh về việc nhận khoản tiền 903 tỷ đồng của VNCB ủy thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt để đặt và mua bán trái phiếu của 3 công ty: Công ty Thạch Hà; Công ty Minh Quang và Công ty An Lộc.

Đáng chú ý, trong phiên xét xử liên quan đến khoản vay tại Sacomabank, ông Trầm Bê cho biết việc ông Danh đặt vấn đề "vay từ một ngàn mấy đến hai ngàn tỉ" thì đây là số tiền tương đối lớn, hạn mức này do ông quản lý nên đầu tiên phải gặp ông.

Đối với toàn bộ khách hàng chứ không riêng gì ông Danh, phải gặp đúng người quản lý về hạn mức. Với chức vụ của mình, ông Trầm Bê phụ trách hạn mức dưới 1.800 tỉ đồng. Nếu trên 1.800 tỉ đồng thì phải có ý kiến của hội đồng quản trị Sacombank.

Ông Trầm Bê đồng ý cho vay nhưng phải có tài sản đảm bảo như bất động sản, sổ tiết kiệm, bảo lãnh của ngân hàng.

Ông Danh đồng ý và ông Bê dắt ông Danh xuống gặp ông Khang, giao lại cho ông Khang thực hiện.

Vậy ông có biết VNCB tại thời điểm đó đang bị Ngân hàng Nhà nước giám sát đặc biệt hay không? - Luật sư đặt câu hỏi.

Ông Trầm Bê trả lời rằng ông không biết VNCB đang bị Ngân hàng Nhà nước giám sát, nếu biết thì không cho vay hoặc cho vay phải có ý kiến của Tổ Giám sát Ngân hàng Nhà nước.

PV