Xét xử Phạm Công Danh chiều 10/1: Đề nghị đại diện các chi nhánh của BIDV chuẩn bị hồ sơ khoản vay 2.600 tỷ đồng
Ông Trầm Bê: 'Việc cho vay của 6 công ty là đúng quy trình tín dụng, không hề tư lợi' | |
[Live] Xét xử Phạm Công Danh sáng 10/1: 'Cho Phạm Công Danh vay là có lợi cho Sacombank' |
17h00: Tòa nghỉ
16h50: Luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Thành Mai hỏi một số câu hỏi về khoản vay tại Sacombank
16h20: VKS xét hỏi một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan
15h50: Phiên tòa tiếp tục làm việc
HĐXX mời đại diện VKS xét hỏi các bị cáo ở nhóm 2 hành vi đầu trong cáo trạng.
Bị cáo Phan Huy Khang, nguyên Tổng giám đốc Sacombank
Bị cáo khai, về nội dung lãi suất, các giám đốc chi nhánh sẽ nắm rõ nhất và thực hiện việc giải ngân và thu nợ.
Bùi Văn Thành, Giám đốc chi nhánh Hưng Đạo Sacombank
Ông Thành cho biết khi tiền của Đại Tín chuyển sang Chi nhánh Hưng đạo thì chi nhánh phong tỏa tài khoản để vay. Hợp đồng tiền gửi có phát sinh lãi suất nhưng ông không nhớ. Lãi suất được trả lại cho Đại Tín theo đúng quy định của Sacombank.
Đại diện Sacombank chi nhánh Hưng Đạo trả lời VKS. (Ảnh: PV) |
Bị cáo Phạm Công Danh
VKS hỏi bị cáo có nhớ 2 khoản vay tại Sacombank với tổng số tiền 2.600 tỷ không?
Bị cáo Danh khai không nhớ, nhưng khẳng định bản thân không hưởng lợi cá nhân mà sử dụng vào các mục đích chung.
Bị cáo Phan Thành Mai
Bị cáo cho biết khoản vay 2.600 tỷ đồng vay Sacombank để trả nợ cho BIDV tại 2 chi nhánh, trả trước về việc chăm sóc khách hàng của Ngân hàng Xây dựng trước là ngân hàng Đại Tín.
VKS đề nghị đại diện hai chi nhánh của BIDV chuẩn bị nội dung hồ sơ của 2 khoản vay này. Trong phiên tòa chiều hôm nay, có đại diện của hai chi nhánh BIDV có mặt, trong đó có sở giao dịch 2.
Trong quá trình xét hỏi, hai bị cáo Nguyễn Việt Hà và Phạm Công Danh được đưa ra ngoài chăm sóc sức khỏe.
15h20: Phiên tòa tạm nghỉ
15h15: HĐXX thẩm vấn một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Ông Phan Đình Tuệ (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Sacombank không thiệt hại gì, vì các khoản vay liên quan đến 1.800 tỷ đồng đã được tất toán, không có khiếu nại, thắc mắc gì từ khách hàng. Số tiền thừa cũng đã được trả lại cho khách hàng.
Ông Bùi Văn Thành, Giám đốc Sacombank chi nhánh Hưng Đạo cho biết đã ký biên bản phán quyết tín dụng, ký 2 tờ trình về việc cấp tín dụng và giải ngân trước số tiền 250 tỷ đồng cho Công ty Nhất Nhất Vinh và 350 tỷ đồng cho Công ty Quốc Thắng đảm bảo bằng tiền gửi 618 tỷ đồng.
Ông Đào Nguyên Vũ, Phó tổng giám đốc Sacombank, cho biết với vai trò điều hành hoạt động kinh doanh của các chi nhánh trên TP HCM, trong đó bao gồm chi nhánh Hưng Đạo và quận 8, ông cho biết đã đánh giá và năng lực kinh doanh của 4 công ty đầy đủ trong vấn đề sử dụng vốn. Ông Vũ cho biết việc trả lãi và gốc của 4 công ty vẫn đầy đủ.
14h50: HĐXX xét hỏi bị cáo Phạm Công Danh
Bị cáo Phạm Công Danh thừa nhận sai phạm khi vay tiền tại Sacombank và hành vi cùng một lúc mượn các ngân hàng khác cấp tín dụng rất lớn cho mình. Bị cáo Danh cho biết bị áp lực rất lớn về việc phải có tiền để chăm sóc khách hàng và trả nợ tiền mua ngân hàng của bà Sáu Phấn (bà Hứa Thị Phấn). Ngoài ra, bị cáo Danh phải mượn tiền để trả nợ gốc và lãi cho ông Trần Quý Thanh.
Bị cáo Phạm Công Danh. (Ảnh: Minh Anh) |
HĐXX hỏi: "Sau khi lấy số tiền 1.800 tỷ đồng, bị cáo làm gì?"
Bị cáo cho biết thời gian quá lâu, sức khỏe kém nên không nhớ chi tiết nhưng tôi nhớ một khoản rõ nhất là trả tiền cho BIDV mà không nhớ chính xác là bao nhiêu. Bị cáo chỉ nhớ là trả nợ xong bị cáo còn lấy lại tài sản giá trị hơn.
Về quy trình dòng tiền đi sau khi giải ngân, bị cáo Danh cho biết bị cáo chỉ đạo về mặt chủ trương, còn hồ sơ cụ thể thế nào do bị cáo Phan Thành Mai thực hiện. Bị cáo Danh thừa nhận trách nhiệm về những sai phạm, không đùn đẩy trách nhiệm cho bị cáo Mai, nhưng do bị cáo Mai là người thực hiện, nắm rõ về khoản vay này hơn nên bị cáo Danh đề nghị HĐXX hỏi bị cáo Mai những vấn đề này.
14h40: HĐXX xét hỏi nhóm bị cáo được Phạm Công Danh đưa lên làm giám đốc các công ty
6 bị cáo đứng tên làm giám đốc để Phạm Công Danh mượn pháp nhân để vay tiền tại Sacombank đều thừa nhận hành vi trong bản cáo trạng là đúng. Theo đó, nhóm bị cáo này cho biết, trước đây họ đều là những nhân viên bảo vệ, lái xe, ... của tập đoàn Thiên Thanh. Sau đó, Phạm Công Danh nhờ đứng tên để thành lập công ty. Lúc ký hợp đồng vay vốn, nhóm bị cáo chỉ biết ký chứ không biết nội dung, mục đích, số tiền trong hợp đồng là gì.
Nguyễn An Vinh, Giám đốc công ty Nhất Nhất Vinh
Bị cáo khai hầu như tất cả chi tiết trong cáo trạng đều đúng, chỉ có một điều là bị cáo không lấy tiền từ việc vay của Sacombank. Bị cáo Vinh khai được ông Danh trả lương 10 triệu/tháng và nghe chỉ đạo của ông Danh.
Lê Đài, Tổng giám đốc Công ty Bảo Gia
Bị cáo cho biết đã ký các tài liệu khống do ông Phan Minh Tùng, Mai Hữu Khương và Nguyễn Quốc Viễn lập, và không nhận tiền khi giải ngân khoản vay.
Lê Duy Lương, Tổng giám đốc công ty Thành Thành Công
Bị cáo khai đã ký các tài liệu khống để hoàn tất hồ sơ vay vốn ngắn hạn tại Sacombank 250 tỷ đồng.
Nguyễn Hồng Dũng, Giám đốc Công ty Đại Long
Bị cáo khai đã ký tài liệu khống để vay 310 tỷ đồng, mục đích sử dung vốn vay để kinh doanh bất động sản. Về việc chuyển tiền đi đâu sau giải ngân, bị cáo không biết.
Nguyễn Thị Kim Vân, Tổng giám đốc Công ty Hương Việt
Bị cáo đồng ý với cáo trạng của mình. Trước đó, bị cáo làm nhân viên bán xe ô tô lương 7 triệu/tháng. Thời gian đầu làm giám đốc, bị cáo không có nhận tiền, sau đó được ông Danh hỗ trợ 5 triệu do làm giám đốc. Bị cáo khai đã ký hồ sơ vay vốn khống do Phan Minh Tùng, Mai Hữu Khương tại Sacombank 300 tỷ đồng.
14h20: Tòa bắt đầu phiên làm việc
HĐXX xét hỏi bị cáo Mai Hữu Khương, nguyên Thành viên HĐQT, nguyên giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn
Bị cáo Khương khai có nhờ bị cáo bị cáo Phan Minh Tùng hỗ trợ lập báo cáo tổng hợp kinh doanh, báo cáo tài chính rồi đưa vào 6 bộ hồ sơ để thực hiện việc giải ngân. Tuy nhiên, bị cáo không nhớ rõ tên 6 công ty.
Sacombank chỉ đạo giải nhân qua 2 chi nhánh ở quận 8 và Trần Hưng Đạo. Người chỉ đạo bên Sacombank bị cáo không nắm rõ. Bị cáo liên hệ qua Tuệ.
Toàn bộ 6 công ty được vẽ ra là kinh doanh bất động sản, sao cho việc mua bán phù hợp chứ hoàn toàn không có việc đó. Bị cáo Khương thừa nhận chỉ đạo 6 giám đốc ký hồ sơ. Về việc hỗ trợ làm các phương án vay vốn, bị cáo chỉ phụ trách việc giải ngân, sau đó tiền đi đâu thì không biết.
Theo bị cáo Khương trong bản án giai đoạn 1 có 1 số điểm không đúng mong HĐXX xem xét. Tuy nhiên, HĐXX cho biết đó là giai đoạn 1 nên HĐXX không xem xét. Thứ hai, bị cáo Danh không sử dụng hết số tiền, bản cáo trạng nêu như vậy là không đúng bản chất.
HĐXX xét hỏi bị cáo Nguyễn Quốc Viễn
Bị cáo khai làm đơn vay vốn cho phương án, ngoài ra các bị cáo khác thì bị cáo không biết.
HĐXX xét hỏi bị cáo Phan Minh Tùng
Bị cáo khai chỉ làm phần hồ sơ, cụ thể là công ty Nhất Nhất Vinh, chứ không làm 6 công ty. Số liệu chính do anh Khương cung cấp. Bị cáo lấy mẫu trên mạng để làm báo cáo tài chính.
Khương cho biết, tiền vay được từ Sacombank không chuyển về tài khoản của bị cáo. Bị cáo cho rằng cáo trạng của bị cáo không đúng.
Tóm tắt phiên tòa sáng 10/1
Sáng nay 10/1, HĐXX tiến hành phần xét hỏi một số bị cáo thuộc Quỹ Lộc Việt, ông Trầm Bê - nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank và Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank cùng ông Phan Thành Mai - nguyên Tổng giám đốc VNCB.
Trong đó, bị cáo Nguyễn Việt Hà - giám đốc Quỹ Lộc Việt khai không hề biết động cơ và mục đích của ông Mai, đồng thời ông không hề được hưởng lợi các nhân trong các hành vi ủy thác đầu tư trái phiếu của Thiên Thanh.
Các bị cáo là cấp dưới của Hà tại Quỹ Lộc Việt cho biết chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên mà không hề biết nguồn gốc số tiền hay động cơ khác của việc nhận uỷ thác đầu tư.
HĐXX tiến hành phần xét hỏi các bị cáo (ảnh: PV) |
Bị cáo Trầm Bê đồng ý với những hành vi nêu trong cáo trạng, ông cũng xin chịu trách nhiệm với hậu quả gây ra. Ông xin trình bày thêm một số điểm. Ông cho biết quen Danh 5 năm trước khi còn làm ở Ngân hàng Phương Nam.
Ông Danh đặt vấn đề vay tiền khi ông đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank và Chủ tịch Hội đồng Tín dụng Sacombank. Danh giới thiệu khách hàng cho vay và sẽ bảo đảm. Khi xem xét cho vay, ông chỉ coi Danh với tư cách là 1 khách hàng chứ không coi là chủ tịch VNCB và cho dù là chủ tịch ngân hàng vẫn được phép đi vay của ngân hàng khác, miễn sao không phải ngân hàng của mình.
Theo ông Bê theo quy định của pháp luật, điều kiện để cho vay là phải có tài sản, thu được vốn, phải có lợi nhuận, phải thẩm định phương án kinh doanh. Còn theo HĐXX, điều kiện tiên quyết đầu tiên cho vay là phải có phương pháp vay vốn. Ở đây bị cáo đã không xét đến yếu tố năng lực tài chính, phương án kinh doanh mà chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo để xét cho vay là đã vi phạm luật TCTD.
Ông Bê cho biết, nhận thức về điều kiện quyết định cho vay của TCTD là khác nhau, HĐXX cho biết sẽ xem xét lại điều này. Theo bị cáo, đây không phải là hành vi cố ý làm trái quy định, không có tư lợi cá nhân, việc quen ông Danh không ảnh hưởng tới hành vị của mình.
Cũng đồng quan điểm trên, ông Phan Huy Khang cũng cho biết việc cho Danh vay và thế chấp bằng tiền gửi của VNCB thì luật không cấm. Trong quá trình xem xét, bị cáo thấy Danh đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng Sacombank và có lợi ích cho ngân hàng nên bị cáo làm theo chỉ đạo của Trầm Bê cho danh vay tiền. Ông cho rằng đây không phải là hành vi tư lợi, mong HĐXX xem xét.
Ngoài ra, trong phiên tòa bị cáo Phan Thành Mai - nguyên Tổng giám đốc VNCB khai nhận thời điểm xảy ra vụ án là do Ngân hàng Đại Tín thiếu tiền để chăm sóc khách hàng. Để đảm bảo thanh khoản nên Phạm Công Danh chỉ đạo cứu ngân hàng bằng mọi giá.
Bị cáo Mai không nhớ rõ có bao nhiêu công ty tham gia giải ngân khoản vay 1.800 tỷ đồng. Bị cáo cũng thừa nhận không có quản lý rủi ro về mặt bão lãnh khoản vay.