|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Hà Văn Thắm chiều 1/9: Hà Văn Thắm giải trình sự không hợp lý của Thanh tra NHNN

13:00 | 01/09/2017
Chia sẻ
Trong phiên xét xử buổi chiều, Hà Văn Thắm cho biết năm 2014, khoản nợ xấu 14.000 tỷ của OceanBank chỉ còn lại 4.900 tỷ đồng. Do vậy, chi phí dự phòng sẽ được hoàn nhập khoảng 9.100 tỷ đồng bù vào phần lỗ của OceanBank. Điều này chứng tỏ Oceanbank không quá xấu theo như NHNN để phải bị mua lại 0 đồng.

16h20: HĐXX nghỉ phiên xử buổi chiều - 8h sáng ngày 5/9 HĐXX sẽ tiếp tục làm việc

16h10: Đại diện OceanBank trả lời về hơn 24 tỷ đồng nộp vào tài khoản của CQĐT

HĐXX: Xin đại diện OceanBank cho biết khoản 24,419 tỷ đồng mà OCB đã nộp vào tài khoản CQĐT là khoản tiền gì?

Trong quá trình điều tra kởi tố, Hội sở OCB đã nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra hơn 24 tỷ đồng. Nguồn gốc số tiền là từ tài khoản 801 dùng để chi trả lãi và không nằm trong khoản hơn 1.500 tỷ đồng đã chi lãi ngoài.

Trong 31 tỷ các bị cáo rút ra từ tài khoản này gồm: chi cho ông Thắm 2,1 tỷ; 28 tỷ gửi lại quỹ hội sở; bà Thu chi hơn 4,5 tỷ từ quỹ để chuyển cho các chi nhánh và tự sử dụng một phần. Số tiền còn lưu lại tại khoản là hơn 24 tỷ đồng, đây là số tiền của OceanBank.

Bị cáo Nguyễn Minh Thu cho biết ban đầu không hề biết về tài khoản này, đến khi tiếp nhận vị trí thay thế cho anh Thắm mới biết về việc chi lãi từ tài khoản 801. Bị cáo cũng không có chủ trương tiếp tục nữa nhưng khi liên tục có sức ép từ khách hàng cũ khi cho rằng đó là cam kết của OceanBank từ trước, bà đã trao đổi với bà Lê Thị Thu Thuỷ. Bà Thuỷ cho biết có thể tạm thời mượn để sử dụng, sau khi xem xét kỹ thì bà Thu đã lấy ra sử dụng hơn 4 tỷ đồng.

16h: Tiếp tục xét hỏi Nguyễn Xuân Thắng về một số khoản đầu tư do Thắng đứng tên

Trả lời HĐXX bị cáo Thắng cho biết cổ phần tại CTCP TM Công nghệ Dầu Khi VIệt Pháp trị giá 1 tỷ; Số tiền hơn 1 tỷ đồng trong Tài khoản đầu tư tại CTCP Chứng khoán Đại Dương và 334 nghìn cổ phần tại Ngân hàng Liên Việt đều là khoản bị cáo đứng tên hộ Nguyễn Xuân Sơn. Tuy nhiên khoản đầu tư tại Liên Việt là từ năm 2006 trước khi ông Sơn vào OceanBank.

15h50: Xét hỏi Hà Văn Thắm

HĐXX cho biết đã triệu tập đồng chí đại diện giám sát của NHNN tại OceanBank tuy nhiên cá nhân này không có mặt tại phiên xét xử ngày hôm nay. HĐXX tiếp tục xét hỏi Hà Văn Thắm.

HĐXX: Trong các cuộc họp HĐQT có mời đồng chí giám sát phần vốn góp của PVN tham gia không?

Anh ấy là Kiểm soát viên trưởng của Ban kiểm soát OceanBank. Bị cáo có mời tham gia và đại diện góp vốn đều có mặt. Người giám sát có quyền hạn kiểm tra mọi hoạt động của OceanBank bất cứ lúc nào.

HĐXX yêu cầu bị cáo nói chi tiết thêm về kết quả thanh tra của NHNN ngày 31/3/2014 là OceanBank có 14.000 tỷ nợ xấu, lỗ hơn 10.000 tỷ đồng sau thuế.

Hà Văn Thắm cho rằng, những lần thanh tra trước đều do NHNN TW và NHNN Hải Dương thực hiện nhưng không hiểu sao lần sau năm 2014 lại do NHNN Hà Nội thực hiện vì OceanBank chỉ có một chi nhánh tại Hà Nội. Do vậy, đoàn thanh tra đã không hiểu rõ hết về các khoản nợ xấu đã nói đến trước đó. Do vậy nhiều khoản nợ mặc dù chưa quá hạn nhưng xếp vào nhóm 5. Nghĩa là cho vay bao nhiêu mất hết bấy nhiêu.

Bị cáo có trình bày ba bên với thanh tra NHNN Hà Nội và Thống đốc NHNN với đầy đủ chứng từ tất toán các khoản vay. Bỏ qua giải trình của bị cáo thì tháng 3/2016, theo kết quả của cơ quan điều tra thì khoản nợ 14.000 tỷ đồng rút xuống chỉ còn 4.900 tỷ đồng. Như vậy nếu hoàn nhập dự phòng đã trích lập thì sẽ được trích quay lại 9.100 tỷ đồng bù vào khoản lỗ của OceanBank.

Xin HĐXX xem xét việc ghi nhận quyền thu hồi tài sản có liên quan đối với TSBĐ của khoản vay của Công ty Trung Dung. Trong hợp đồng thế chấp đều ghi rõ bên thế chấp phải thế chấp cả quyền lợi phát sinh của tài sản đó. Có nghĩa là các cổ tức, các khoản thu của Trung Dung cũng phải thế chấp.

Theo dự tính của ông Thắm, Dự án của ông Danh tại đường Tô Hiến Thành đang cho Trung tâm tiệc cưới và BigC thuê, giá thuê dự kiến 20$/m2. Như vậy với 20.000m2 sẽ thu về 2 triệu USD/năm. Dự kiến trong 3 năm thu từ những khoản phát sinh có liên quan này có thể lên đến 250 tỷ.

Do vậy bị cáo Thắm yêu cầu HĐXX xem xét OceanBank được hưởng quyền lợi từ khoản thu này.

Về vốn góp của tập đoàn PVN, khi có quy định giảm tỷ lệ góp vốn từ 20% xuống 15%. Bị cáo Thắm đã trao đổi với đại diện PVN và NHNN và nhận được câu trả lời là mặc dù Luật có hiệu lực nhưng vẫn chưa thực hiện được do hầu hết các tổ chức có phần vốn từ 15% - 20% đều gặp khó khăn trong việc bán cổ phần. Do đó, cá nhân Thắm đã bàn lại với đại diện PVN là không bán nữa mà đề xuất nâng vốn điều lệ lên 5.300 tỷ thì vốn 800 tỷ quay về 15%, số cổ phần này đã được đưa ra chào bán nhưng không thành công.

PVN có ý kiến để cân đối thu chi thì không thực hiện tăng ngay vốn lên 5.300 tỷ nữa mà tăng tạm lên 4.000 tỷ. Do vậy mới phát sinh khoản góp vốn thêm 100 tỷ sau này. Để đảm bảo chuyện được phép thì OceanBank đã phong toả số tiền này tại MaritimeBank và báo cáo với NHNN, sau đó mới báo cáo với cơ quan cấp phép.

Sau khi có kết luận thanh tra, bị cáo cũng đã trao đổi với đại diện PVN nhưng được cho biết chủ trương thoái vốn của PVN là thoái hết. Bị cáo đã trực tiếp đi tìm người mua và đã tìm được một đối tác Singapour, họ đồng ý mua phần vốn của PVN với giá 800 tỷ đồng. Sau đó, Thắm đã đưa họ sang gặp Vũ Ngọc Hậu và cùng trình tiếp lên Thủ tướng.

Thủ tướng chính phủ đã có văn bản đồng ý cho bán nhưng phải bán đấu giá công khai, nếu không ai mua thì mới được mua thoả thuận...

HĐXX đề nghị bị cáo Thắm không trình bày nữa để tiếp tục phiên toà

15h47:

HĐXX tiếp tục hỏi đại diện NHNN: Quá trình hoạt động của các TCTD trong đó có OceanBank, việc chi lãi ngoài đã kéo dài trong nhiều năm. Tại sao khi thanh tra không có cảnh báo về việc chi lãi ngoài?

Sau kết luận thanh tra 2012 có cử bộ phận giám sát hoạt động của OceanBank và ai là người của NHNN được cử xuống giám sát OceanBank?

Xin trả lời sau.

15h42: Thẩm vấn đại diện Tập đoàn Dầu khí

HĐXX :Tháng 4/2011, bị cáo Sơn là người đại diện vốn góp của PVN. Tuy nhiên trong phiên xét xử ngày hôm qua, bị cáo Sơn cho rằng không phải là người góp vốn mà vấn đề này chỉ là công văn chưa đưa vào thực hiện. Ông nhận định vấn đề này như thế nào?

PVN đã cử hai người Nguyễn Ngọc Sự đại diện 12% vốn góp, ông Sơn là đại diện 8%. Ngày 6/12/2010, Tập đoàn chuyển hết phần đại diện cho mình ông Sơn.

Khi cử người sang OceanBank, PVN có cơ chế giám sát nào không?

Chúng tôi kiểm soát từ xa hoạt động của các đơn vị liên kết từ Ban kiểm soát của Tập đoàn. Tất cả những quyết định về quyền hạn của người đại diện do Hội đồng thành viên quyết định.

Về việc thoái vốn khỏi OceanBank của PVN, vị đại diện này cho biết PVN đã có công văn báo cáo với VPCP về vấn đề này. Năm 2013, PVN có đề án tái cấu trúc tập đoàn, và năm 2015 sẽ thoái vốn khỏi OceanBank.

Trong đó 2014, PVN có báo cáo lên thủ tưởng đề nghị xem xét cho phép chuyển nhượng lại phần vốn góp nếu thoả thuận được với các đối tác tiềm năng. Ngày 12/6/2014, đã được đồng ý theo công văn 4327, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho phep PVN thực hiện theo hai phương pháp là đấu giá công khai, nếu không thành công thì bán thoả thuận.

Sau đó, PVN nhận được công văn 1116 yêu cầu PVN phải dừng việc góp vốn lại. Tháng 5/2015, OceanBank được mua lại với giá 0 đồng.

Vị đại diện này cho biết PVN không hề nhận được báo cáo kết luận của thanh tra NHNN.

HĐXX: PVN có người đại diện vốn góp là người điều hành, những người này đương nhiên biết, mâu thuẫn với việc ông đại diện trình bày là không biết?

Tôi chỉ đại diện cho tổ chức PVN.

HĐXX cho biết đại diện của PVN là đại diện nguyên đơn dân sự. Nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị về mức án và mức bồi thường. Đồng thời, góp vốn 100 tỷ lần 3 có vẻ không đúng với chủ trương thoái vốn của Thủ tướng vì Luật TCTD bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/2011 còn lộ trình thoái vốn kia là thoái vốn dần với các khoản đầu tư ngoài ngành, đề nghị vị đại diện hiểu rõ.

HĐXX cũng chỉ ra hiểu nhầm về vai trò khi triệu tập của đại diện của PVN là do nhầm lẫn trong quá trình đánh máy, vai trò của đại diện PVN không phải là người có liên quan ngay từ ban đầu tham gia tố tụng.

15h30: Đại diện NHNN tiếp tục trả lời HĐXX

HĐXX: Trách nhiệm NHNN không phát hiện sai phạm của OceanBank trong giai đoạn qua. Phải chăng là do không có năng lực?

Tôi xin phép trả lời câu hỏi này sau, do liên quan nhiều đến các vụ cục của NHNN.

Theo ông thì vấn đề này là do cố tình bỏ qua hay do thiếu năng lực?

Tôi xin phép trả lời câu hỏi này sau.

Kết luận thanh tra đưa ra nhưng OceanBank thực hiện chưa tốt. Việc OceanBank không chấp hành sau khi kết luận thanh tra thì trách nhiệm của NHNN có ko? Sau khi thanh tra không những không cải thiện mà lại vi phạm nghiêm trọng hơn. Trách nhiệm của NHNN trong vấn đề này như thế nào?

Sau khi đưa ra kết luận thanh tra 427 thì NHNN đã có những văn bản đôn đốc, chấn chỉnh OceanBank thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, ngân hàng không chấp hành không được tốt. Cơ quan thanh tra giám sát đề nghị OceanBank điều chỉnh bổ sung các vấn đề liên quan đến đề án cơ cấu. Đồng thời yêu cầu OceanBank nhanh chóng gửi văn bản chứng minh việc khắc phục các sai phạm, hạn nộp trước 30/8/2013.

NHNN đã yêu cầu nghiêm túc bổ sung các văn bản chứng từ thực hiện theo kết luận của thanh tra. Cùng với đó, NHNN sẽ không xem xét mở rộng chi nhánh, ngân hàng đại diện, đặt máy ATM, mở rộng các công ty con, liên kết,…cho đến khi OceanBank chỉnh sửa theo kết luận của thanh tra.

HĐXX: NHNN đã có nhiều văn bản đôn đốc nhưng hiệu quả dừng lại là trên giấy tờ, điều này chứng tỏ hậu kiểm tra của NHNN trong trường hợp này là không hiệu quả? Về việc điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của PVN xuống dưới 15% (theo Luật các TCTD có hiệu lực từ 1/1/2011). Tại sao đến thời điểm hiện tại tỷ lệ sở hữu của PVN vẫn là 20%?

Đây là phần vụ án được tách vào giai đoạn II, ông xin phép trình bày cụ thể hơn vào lần sau.

15h10 - 15h30 : HĐXX tạm nghỉ

14h45: Nguyễn Xuân Sơn vẫn khăng khăng không bỏ túi riêng đồng nào từ Hà Văn Thắm

HĐXX thực hiện đối chất trực tiếp với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn: bị cáo chỉ định bị cáo Thằng mua nhà khi nào và cho ai?Bị cáo Sơn cho biết có quen ông Vũ Văn Tiền (Chủ tịch Gleximco) là khách hàng của PVN chủ khu đô thị và anh Đỗ Văn Hậu thời điểm đó có nhu cầu mua nhà để xây. Ông Tiền cho biết ông có một sơ đồ khu đất, nếu mua thì sẽ để lại. Nhưng sau đó, đã nhờ Thắng làm thủ tục mua đất cho ông Đỗ Văn Hậu.

Ông Đỗ Văn Hậu là ai?

Ông Đỗ Văn Hậu khi đó là Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN.

Tại sao ông Hậu có nhu cầu mua nhà mà bị cáo lại là người nộp tiền?

Các dự án đất đai thì thường Thắng vẫn làm việc giúp cho nên sau đó Thắng đã nộp tiền vào để mua đất. Toàn bộ hồ sơ lô đất và số tiền thừa đã đưa lại cho anh Hậu qua anh Ninh Văn Quỳnh.

Số tiền hơn 7 tỷ chuyển cho ông Hậu sau đó như thế nào?

Sau đó, bị cáo có nhờ chị Nguyễn Thị Minh Phương - nguyên Phó TGĐ OceanBank nhận lại số tiền từ ông Đỗ Văn Hậu. Bà Phương có chuyển một số tài khoản cho ông Hậu. Sau một thời gian thì em của ông Hậu có chuyển trả số tiền trên nhưng bà Phương lại mang gửi tiết kiệm. Số tiền này rồi lại được đưa lại cho ông Quỳnh.

Tổng số tiền đã chuyển cho ông Quỳnh là bao nhiêu?

Theo bị cáo Thắng đã khai là tổng số tiền chuyển cho ông Quỳnh là khoảng 183 tỷ đồng. Bị cáo đã nhận nhiều lần nhưng không nhớ chính xác số tiền là bao nhiêu nhưng không nghĩ là nhiều như thế.

HĐXX cho biết Nguyễn Xuân Sơn đã khai nhận nhiều lần nhận tiền từ Thắm thông qua Thắng chuyển cho ông Quỳnh để sử dụng chung cho Tập đoàn, tổng số tiền ước khoảng 200 tỷ đồng. Trong khi trước đó, bị cáo đã khai là nhận 200 tỷ và 60% trong số đó chuyển cho ông Quỳnh. Tại sao lại có sai lệch như vậy?

Bị cáo Sơn cho biết, khi giàu thì bị cáo không để ý chi tiết đến số tiền dẫn đến việc các khoản không rõ ràng khi khai báo.

Lý do tại sao trong suốt quá trình điều tra lần trước bị cáo không thừa nhận nhận tiền từ Hà Văn Thắm mà lần này bị cáo lại nhận. Có ai ép buộc bị cáo không?

Bị cáo đã khẳng định là đã nhận tiền của Hà Văn Thắm để chăm sóc khách hàng đối với PVN và chuyển cho Ninh Văn Quỳnh. Số tiền 200 tỷ bị cáo cũng đã nhận ngay từ ban đầu nhưng kết luận điều tra sau đó lại cho biết là khoản 200 tỷ là khoản chi lãi ngoài nên bị cáo mới phản đối. Bị cáo khẳng định không nhận chi lãi ngoài 200 tỷ đồng.

xet xu ha van tham chieu 19 ha van tham giai trinh su khong hop ly cua thanh tra nhnn
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trả lời HĐXX (Ảnh: DB)

14h40:

HĐXX xét hỏi bị cáo Nguyễn Văn Thắng nguyên PGĐ Khối khách hàng lớn và Đối tác chiến lược, OceanBank (là em họ của Nguyễn Xuân Sơn và là người trực tiếp giao và nhận tiền cho Sơn).

Số cổ phần bị cáo đứng tên sở hữu là của bị cáo hay đứng tên hộ ai?

Ông Thắng cho biết có nhiều khoản sở hữu, trong đó có 600 nghìn tỷ cổ phiếu của CTCP Thương Mại và Công Nghệ Dầu khí Việt Pháp và CTCP Phân Bón Đạm Cà Mau là đứng tên hộ Nguyễn Xuân Sơn.

Bị cáo có nhận tiền 10 tỷ từ Hà Văn Thắm hay OceanBank đi mua đất hộ ai ko?

Bị cáo Thắng cho biết chỉ nhận từ anh Thắm chứ không từ OceanBank. Có 1 lần bị cáo nhận 10 tỷ sau đó theo lời anh Sơn nôp tiền để mua đất tại dự án của Gleximco dưới dạng hợp đồng góp vốn, mua cho ai thì ông Thắng không biết nhưng chỉ biết có một cá nhân tên Hùng.

Theo chứng từ cơ quan điều tra thì là 7,125 tỷ đồng, số tiền còn lại đưa lại cho ông Sơn. Toàn bộ chi tiết hồ sơ mua đất ông Thắng không hề biết vì đóng trong phong bì kín và chuyển lại cho ông Sơn.

Có khoản tiền nào liên quan đến 70.000 USD ko?

Thưa không.

14h35: Bị cáo Hà Văn Thắm khẳng định hoạt động của OceanBank không bị âm vốn, không xấu như NHNN trình bày

xet xu ha van tham chieu 19 ha van tham giai trinh su khong hop ly cua thanh tra nhnn
Bị cáo Hà Văn Thắm (Ảnh: DB)

Khi HĐXX xét hỏi bị cáo Hà Văn Thắm về việc có nhận được công văn nhắc nhở của NHNN hay không, ông Thắm cho biết OceanBank không nhận được nhắc nhở của NHNN về việc chi lãi ngoài.

Năm 2012, khi Thanh tra NHNN Trung ương làm việc OceanBank có 3.000 tỷ uỷ thác đầu tư, thanh tra có ý kiến và ông đã bị triệu tập lên NHNN. Sau khi trình bày thì Thống đốc kết luận là không sai phạm nhưng có văn bản chỉ đạo chuyển Uỷ thác đầu tư sang tín dụng nên không đạt chuẩn như bình thường được.

Đến năm 2014, Thanh tra CN Hà Nội thực hiện thanh tra các khoản uỷ thác đầu tư thì họ đã không hiểu rõ vấn đề đó nên toàn bộ khoản này chuyển thành nhóm 5. Bị cáo Thắm cũng cho biết trong quá trình thanh tra, khi làm việc có nhiều quan điểm không đồng thuận về việc khoản vay này là xấu hay không xấu.

Đối với khoản nợ xấu 14.000 tỷ thi OceanBank đã thu được 8.000 tỷ, ông Thắm là người trực tiếp lập danh sách, hồ sơ về khoản này và đưa cho Phó Thống đốc NHNN. Ngày 13/10/2014, Phó Thống đốc chỉ đạo triệu tập, ông Thắm đã trình bày rõ việc khách hàng đã tất toán quá nửa khoản vay. Tuy nhiên, phía Thanh tra NHNN cho rằng việc kết luận thanh tra ra tại ngày 31/3/2014 trước khi khoản vay được xử lý nên kết luận không hề sai.

Tới tháng 3/2016, OceanBank còn khoảng 4900 tỷ đồng nợ xấu trong đó có khoản nợ Trung Dung là 500 tỷ. Theo giám định của NHNN mà bị cáo Thắm không đồng ý cho lắm thì số tiền thu hồi được là 134 tỷ đồng. Theo dự kiến của Hà Văn Thắm, số nợ trên có khả năng thu được quá nửa. Do đó OceanBank không bị âm vốn chủ sở hữu, không xấu như trong kết luận Thanh tra NHNN.

14h20: Đại diện Tập đoàn Dầu khí VN cho biết khoản đầu tư vào OceanBank từng là khoản đầu tư có lãi

Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ông Phạm Văn Dũng cho biết chủ trương ban đầu là thành lập Ngân hàng Hồng Việt riêng cho ngành dầu khí, sau đó Thủ tướng cho phép Tập đoàn đã được cho phép góp vốn vào Ngân hàng đại dương với tỷ lệ vốn góp là 20% vốn cổ phần.

Năm 2008, OceanBank tăng vốn từ 1.000 lên 2.000 tỷ đồng, Thủ tướng đã cho phép góp 400 tỷ đồng. Sau đó OceanBank tiếp tục tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng, PVN được góp thêm 300 tỷ đồng, sau đó thêm 100 tỷ đồng để giữ tỷ lệ 20%.

xet xu ha van tham chieu 19 ha van tham giai trinh su khong hop ly cua thanh tra nhnn
Ông Phạm Văn Dũng - Đại diện PVN (Ảnh: DB)

Ông Dũng cho biết, người đề xuất phê duyệt vốn góp với Thủ tướng Chính phủ cơ quan cao nhất của PVN, Hội đồng thành viên (HĐTV). Theo điều lệ của PVN thì HĐTV đề xuất. Giai đoạn tháng 11/2008 đến 12/2010, ông Vũ Văn Sự là người theo dõi phần vốn góp vào OceanBank. Đến ngày 6/12/2010 - 8/4/2011 là ông Nguyễn Xuân Sơn; từ năm 2011-27/3/2014 là bà Nguyễn Thị Thanh Hương.

Về hiệu quả sử dụng vốn góp tại OCeanBank, ông Dũng cho hay, từ thời điểm góp vốn 2009 - 2013, theo báo cáo tài chính kiểm toán thì OceanBank hoạt động hiệu quả, 4 năm liền có 244 tỷ đồng cổ tức, không có năm nào không có lợi nhuận đứng trên góc độ hoạt động chia cổ tức.

Trước việc Ngân hàng Nhà nước mua lại OceanBank giá 0 đồng, ông Dũng trần tình: “Chúng tôi là người đầu tư tài chính chỉ nhìn dưới góc độ góp vốn và chia cổ tức. Tập đoàn luôn có người đại diện phần vốn tại OceanBank, nhưng chỉ dưới góc độ nhà đầu tư tài chính”.

Về việc vi phạm trong việc góp vốn lần 3 (do luật các TCTD được sửa đổi năm 2011) vào OceanBank, đại diện PVN cho biết đây là Tập đoàn thực hiện theo sự đồng ý của lần góp vốn từ trước (2009) mà không để ý những quy định khác nên báo cáo HDXX xem xét làm rõ.

Khi được hỏi về việc ông Dũng có đề nghị gì về việc truy tố người PVN bị truy tố ko?

Với tư cách là đại diện PVN, trước HĐXX ông Dũng nói: “Chúng tôi không có quyền yêu cầu về hình phạt, kính mong HĐXX căn cứ vào hồ sơ vụ án đưa ra phán xét công minh để tránh thiệt hại cho PVN”. Đại diện cũng không có ý kiến gì về việc góp vốn đầu tư vào OceanBank và NHNN mua lại 0 đồng.

13h55: Đại diện Ngân hàng Nhà nước trình bày về công tác thanh tra OceanBank

xet xu ha van tham chieu 19 ha van tham giai trinh su khong hop ly cua thanh tra nhnn
Ông Trần Mạnh Hùng đai diện của NHNN (Ảnh: DB)

Khi được hỏi về vai trò giám sát của NHNN trong việc OceanBank thực hiện chi lãi ngoài, đại diện NHNN cho biết NHNN đã thực hiện đúng với chức năng giám sát. NHNN đã tổ chức thanh tra OceanBank. Có 3 kết luận của thanh tra NHNN vào các năm 2012, 2014, 2015.

HĐXX hỏi sau khi thanh tra NHNN có phát hiện sai phạm tại OceanBank hay không?

Đại diện NHNN cho biết sau khi có kết luận thanh tra, đã nêu rõ những sai phạm của OceanBank yêu cầu ngân hàng thực hiện khắc phục, chỉnh sửa theo những kết luận trong kết quả thanh tra. Qua theo dõi NHNN phát hiện OceanBank thực hiện không nghiêm túc và có biểu hiện thanh toán tiền lòng vòng và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Do đó, NHNN đã yêu cầu OceanBank cung cấp chứng từ, văn bản để chứng minh việc khắc phục sai phạm.

Năm 2013 NHNN đã gửi phương án cơ cấu lại OceanBank giai đoạng 2013 – 2015, yêu cầu OceanBank chỉnh sửa bổ sung và khắc phục nội dụng yếu kém còn tồn tại, đề nghị ngân hàng gửi kết quả khắc phục về NHNN. Đồng thời, không xem xét mở rộng chi nhánh, ngân hàng đại diện, mở các công ty con, liên kết,…

Theo kết luận thanh tra năm 2014, vốn điều lệ của OceanBank là 4.000 tỷ đồng với 16 pháp nhân và hơn 1 nghìn cổ đông cá nhân; Tổng tài sản đạt hơn 59.000 tỷ đồng; Lỗ luỹ kế hơn 10.194 tỷ đồng (chủ yếu là do tăng trích lập dự phòng và thoái lãi dự thu); Nợ xấu 14.925 tỷ đồng (chiếm 49,84% tổng dư nợ) do 27 hợp đồng đầu tư uỷ thác chuyển nợ xấu.

Sau đó, Thanh tra NHNN đã yêu cầu OceanBank trích lập dự phòng rủi ro, thoái thu,…Lợi nhuận sau thuế sau thanh tra giảm từ 34,5 tỷ xuống âm -10.794 tỷ.

Năm 2015, NHNN đã quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng. Vị đại diện này cũng nêu rõ một số cơ sở pháp lý về quyết định mua lại 0 đồng OceanBank của NHNN. Ông cho biết sau khi NHNN mua lại 0 đồng OceanBank chỉ thay đổi quyền chủ sở hữu còn những quyền lợi của các khách hàng đều được giữ nguyên.

13h50: HĐXX tiếp tục vào làm việc

xet xu ha van tham chieu 19 ha van tham giai trinh su khong hop ly cua thanh tra nhnn
Bà Lan, nguyên phó phòng kế toán tại CN OceanBank Hải Phòng (Ảnh DB)
xet xu ha van tham chieu 19 ha van tham giai trinh su khong hop ly cua thanh tra nhnn Xét xử Hà Văn Thắm sáng 1/9: 12 nhân viên OceanBank CN Hải Phòng bị Giám đốc ép nhận chi lãi ngoài

Tóm tắt diễn biến phiên sáng ngày 1/9:

Trong phiên xét xử sáng nay, HĐXX thực hiện thẩm vấn những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc chi lãi ngoài của OceanBank.

Hầu hết các tổ chức đều cho biết trong khoảng thời gian từ 2009 - 2014 đều có quan hệ với OceanBank qua các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên, đại diện của các tổ chức đều xác nhận là các công ty chỉ nhận lãi tiền gửi theo đúng quy định trong hợp đồng tiền gửi, không nhận được chi lãi ngoài, chăm sóc của OceanBank; không có thực hiện ký kết hợp đồng với Công ty CP BSC.

Có một vài trường hợp cá nhân thực hiện nộp lại tiền vào tài khoản của CQĐT để khắc phục tuy nhiên các vị đại diện những tổ chức này đều khẳng định những cá nhân này đều nhận tiền với tư cách cá nhân, không liên quan đến tổ chức.

Đặc biệt đại diện của Vietsovpetro và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí một mực khẳng định việc không hề nhận lãi ngoài và làm việc riêng với cán bộ của OceanBank, ngay cả khi HĐXX yêu cầu đối chất từ các bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu - Nguyên Tổng giám đốc OoeanBank, Nguyễn Trà My - Cựu Phó GĐ chi nhánh OceanBank Thăng Long.

Bà My cho biết đã nhận tiền từ Nguyễn Thị Minh Phương chuyển cho ông Nguyễn Tuấn Hùng – Trưởng ban tài chính của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí 4 lần, khoảng 11 tỷ đồng bằng tiền mặt tại chính văn phòng của ông. Tuy nhiên, ông Hùng lại khẳng định là "không biết và chưa bao giờ làm việc với chị Trà My".

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho biết nhiều lần cùng bà Nguyễn Thị Kiều Liên - GĐ CN Vũng Tàu để gặp lãnh đạo Vietsovpetro, sau đó đưa tiền cho Kế toán trưởng Võ Quang Huy và TGĐ Nguyễn Hữu Tuyến. Số tiền mỗi lần đưa từ 10.000 - 20.000 USD, hoặc 200 - 300 triệu đồng với khoảng 10 lần.

Theo lời khai này, HĐXX đã yêu cầu triệu tập hai cá nhân là ông Võ Quang Huy và Nguyễn Hữu Tuyến để tiến hành thẩm vấn trong phiên xử tiếp theo.

Cũng trong phiên sáng, 12 cán bộ tại OceanBank Chi nhánh Hải Phòng đã gửi đơn tường trình lên HĐXX nhằm xem xét việc bị Quyền giám đốc Chi nhánh bà Trần Thị Kim Chi ép nhận chi lãi ngoài. Những cá nhân này cho biết sẵn sàng cung cấp bằng chứng trước toà về sự việc này.

xet xu ha van tham chieu 19 ha van tham giai trinh su khong hop ly cua thanh tra nhnn Vụ Hà Văn Thắm: PVEP chối nhận 11 tỷ đồng tiền chi lãi ngoài từ OceanBank

Trong phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm sáng nay (1/9), nhiều đại diện của các đơn vị dầu khí được xét hỏi về quan ...

xet xu ha van tham chieu 19 ha van tham giai trinh su khong hop ly cua thanh tra nhnn 'Ngoài OceanBank, còn có 29/34 ngân hàng huy động vượt trần'

Theo lời khai của Hà Văn Thắm và các nhân viên tại OceanBank, Thông tư 02 ra đời đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình ...

xet xu ha van tham chieu 19 ha van tham giai trinh su khong hop ly cua thanh tra nhnn Xét xử Hà Văn Thắm chiều 31/8: Nguyễn Xuân Sơn khẳng định chưa bao giờ đại diện vốn PVN tại OceanBbank

Chiều nay (31/8), HĐXX tiếp tục xét hỏi về hành vi chi lãi ngoài trong vụ án Hà Văn Thắm. Trong đó, nguyên TGĐ Nguyễn ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Bình

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.