|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VPBank trình kế hoạch phát hành riêng lẻ 260 triệu cp, dành hơn 2.800 tỉ đồng để đầu tư phát trển FE Credit

11:10 | 13/04/2019
Chia sẻ
Năm 2019, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.500 tỉ đồng, chỉ tăng 3% so với năm 2018. Dự kiến không chia cổ tức năm 2018 nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh và lên kế hoạch phát hành riêng lẻ 260 triệu cổ phiếu.

Kế hoạch lãi tăng nhẹ 3%

Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB), tại đội hội sắp tới, ngân hàng sẽ trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.500 tỉ đồng, chỉ tăng 3% so với năm 2018. Nếu loại trừ khoản lợi nhuận bất thường từ thu phí bảo hiểm thì lợi nhuận hợp nhất trước thuế sẽ tăng khoảng 14%.

Tổng tài sản dự kiến tăng 16%, lên 373.649 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng dự kiến tăng trưởng 15%, đạt 265.408 tỉ đồng. Huy động vốn và phát hành giấy tờ có giá tăng 15%, đạt 252.435 tỉ đồng.

Bên cạnh đó VPBank cũng phấn đấu duy trì tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng mẹ ở mức dưới 3% theo qui định của Ngân hàng  Nhà nước (NHNN).

VPBank trình kế hoạch phát hành riêng lẻ 260 triệu cp, dành hơn 2.800 tỉ đồng để đầu tư phát trển FE Credit - Ảnh 1.

Một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2019 của VPBank (Nguồn: tài liệu ĐHCD)

Về dài hạn, VPBank đặt mục tiêu lọt top 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam. Riêng năm 2019, Ngân hàng hướng đến vị trí trong top 5 ngân hàng tư nhân về số dư huy động và cho vay khách hàng và top 3 các ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về số dư huy động, cho vay khách hàng.

Không chia cổ tức, dành tới hơn 2.800 tỉ đồng để đầu tư phát trển FE Credit

Cùng với kế hoạch kinh doanh năm 2019, Hội đồng Quản trị (HĐQT) VPBank sẽ trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận năm 2018. Theo đó, sau khi trích lập các quĩ, lợi nhuận chưa phân phối còn lại của năm 2018 là hơn 3.431 tỉ đồng. Tổng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế và quĩ đầu tư phát triển năm 2018 là hơn 6.231 tỉ đồng.

HĐQT ngân hàng đang đề xuất giữ lại toàn bộ khoản lợi nhuận chưa phân phối dưới hình thức lợi nhuận không chia và cũng không thức hiện chia các các quĩ đầu tư phát triển, quĩ dự trữ bổ sung vốn điều lệ nhằm giữ lại nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó quỹ dành cho đầu tư phát triển FE Credit lên tới 2.800 tỉ đồng, trong khi dành cho VPBank là 21 tỉ đồng.

VPBank trình kế hoạch phát hành riêng lẻ 260 triệu cp, dành hơn 2.800 tỉ đồng để đầu tư phát trển FE Credit - Ảnh 2.

Phương án phân phối lợi nhuận năm 2018 dự kiện của VPBank (Nguồn: tài liệu ĐHCD)

Phát hành riêng lẻ tối đa 260 triệu cổ phiếu

Trong năm nay, ngân hàng cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành riêng lẻ tối đa 260 triệu cổ phiếu, số lượng cụ thể sẽ được tính toán chi tiết tại thời điểm phát hành để tăng tỉ lệ sở hữu nước ngoài/vốn điều lệ VPBank lên mức tối đa 30%.

Giá chào bán được xác định bằng hình thức dựng sổ hoặc các hình thức khác phù hợp.

Thời gian hạn chế chuyển nhượng của cổ phần chào bán là 1 năm từ ngày hoàn tất. Mức giá chào bán sẽ được xác định bằng hình thức dựng sổ hoặc các hình thức khác phù hợp nhằm mục tiêu cuối cùng là hiệu quả cho ngân hàng.

Thời điểm thực hiện chào bán dự kiến diến ra trong năm 2019 - 2020, tùy thuộc vào mức độ thuận lợi thị trường.

Nguồn vốn thu về sẽ dùng để đầu tư tài sản cố định, bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động của VPBank.

Cũng tại đại hội lần này, VPBank sẽ xin ý kiến cổ đông về phương án bán 31 triệu cổ phiếu quĩ cho cán bộ công nhân viên với giá 10.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện trong quý II hoặc tùy thuộc vào việc thực hiện các thủ tục theo quy định. Nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp chênh lệch giá mua/bán cổ phiếu quỹ được trích từ thặng dư vốn và quỹ đầu tư phát triển.

Lượng cổ phiếu chào bán sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm và đươc giải tỏa dần theo tỉ lệ 30% tổng lượng mua sau 1 năm; 35% tiếp theo sau 2 năm; và 35% còn lại số cổ phần sẽ được giải tỏa sau 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt bán. Các quyền lợi phát sinh từ số cổ phần được mua sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng

Nếu thực hiện thành công, tổng số cổ phiếu quỹ của VPBank sẽ giảm từ 73,2 triệu xuống hơn 42 triệu cổ phiếu.

Bên cạnh đó, ĐHCĐ cũng sẽ xem xét thông qua chủ trương thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết khác để thực hiện các ngành nghề kinh doanh. Thông qua chủ trương thực hiện mua, bán, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể hoặc mở thủ tục phá sản Công ty con của VPBank nếu cần thiết và có lợi cho ngân hàng và các công ty con. Ủy quyền và giao nhiệm vụ cho HĐQT thực hiện các chủ trương được ĐHCĐ thông qua.

Ngoài ra, trong ĐHCĐ thường niên 2019, VPBank sẽ bầu bổ sung 2 thành viên trong Ban Kiểm soát nhiệm kì 2015 – 2020, nâng số thành viên của ban từ 3 lên 5 thành viên.

Hai ứng viên đã được VPBank trình và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận là bà Kim Ly Huyền (hiện là Trưởng Kiểm toán nội bộ) được đề cử chứ Thành viên Ban kiểm soát –Chuyên trách; và ông Vũ Hồng Cao (hiện là Phó Trưởng Kiểm toán nội bộ VPBank) đề cử làm thành viên Ban kiểm soát – Không chuyên trách


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Thụy