|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những tín hiệu chững lại trong tăng trưởng lợi nhuận của VPBank

12:30 | 03/04/2019
Chia sẻ
Tăng trưởng cho vay tiêu dùng của FE Credit chậm lại, tỉ lệ nợ xấu cao làm gia tăng trích lập dự phòng,... là những yếu tố khả năng ảnh hưởng tới lợi nhuận VPBank thời gian tới.
Những tín hiệu chững lại trong tăng trưởng lợi nhuận của VPBank - Ảnh 1.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Nguồn: VPBank)

Sau ba năm tăng trưởng ấn tượng, năm 2018, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) tăng lần lượt 25% và 13%, tương ứng hoàn thành 85% kế hoạch lợi nhuận cả năm. 

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng tăng trưởng thu nhập chậm lại chủ yếu do sự giảm tốc trong hoạt động cho vay, mảng kinh doanh mang lại hơn 80% thu nhập cho VPBank giai đoạn 2012 – 2017.

Cho vay tiêu dùng bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm

Dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất của VPBank tăng 21,5% trong năm 2018, giảm tốc nhẹ so với mức tăng trưởng của năm 2017. Trong khi dư nợ của ngân hàng mẹ giữ mức tăng trưởng hơn 20% thì dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng FE Credit chỉ tăng xấp xỉ 20%, chậm lại đáng kể so với hơn 40% của năm 2017.

Theo VDSC, khoảng 80% dư nợ phát sinh năm 2018 tại FE Credit được giải ngân trong quí IV/2018. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng không chỉ được giải ngân cho khách hàng cá nhân, vốn là đối tượng khách hàng chính của FE Credit, mà lần đầu tiên được giải ngân cho nhóm khách hàng là các công ty cổ phần.

Nếu loại trừ dư nợ các công ty này, dư nợ cho vay của FE Credit thực sự chỉ tăng 11,5%, khá thấp so với trước đây.

Những tín hiệu chững lại trong tăng trưởng lợi nhuận của VPBank - Ảnh 2.

Trích lập dự phòng rủi ro đang bào mòn lợi nhuận của VPBank

Theo VDSC, vào cuối năm 2018, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ ở mức 2,7%, giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Đối với nhóm khách hàng chính là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ với tỉ lệ cho vay không tài sản đảm bảo cao, tỉ lệ nợ xấu phát sinh của VPBank cũng cao hơn các ngân hàng cùng nhóm.

Để giữ tỉ lệ nợ xấu dưới 3%, ngân hàng mẹ đã xóa hơn 3,2 nghìn tỉ đồng nợ xấu trong năm 2018, cao gần gấp đôi so với năm 2017. Đồng thời, VPBank đã trích hơn 30% lợi nhuận trước dự phòng (PPOP), tức là 3,7 nghìn tỉ đồng, nâng trích lập dự phòng rủi ro cho vay cao hơn 34% so với năm 2017.

Mặt khác, chất lượng nợ vay của FE Credit cũng suy giảm trong năm 2018. Tỉ lệ nợ xấu tăng lên 5,9%, so với 5% của năm 2017. Công ty tài chính này đã xóa hơn 7,4 nghìn tỉ đồng nợ xấu, tăng 50% so với năm trước và sử dụng 65% lợi nhuận trước dự phòng nhằm trích lập dự phòng đối với tổn thất cho vay (năm 2017 là 55%), tăng 44% so với cùng kì.

Thu hồi nợ xấu liên quan đến trái phiếu đặc biệt VAMC ghi nhận kết quả khả quan trong năm 2018. Số dư trái phiếu VAMC chưa trích lập còn 2,4 nghìn tỉ đồng vào cuối năm 2018. VPBank đặt kế hoạch tất toán toàn bộ số dư trái phiếu này vào năm 2020.

Những tín hiệu chững lại trong tăng trưởng lợi nhuận của VPBank - Ảnh 3.

Nền tảng vốn mạnh hỗ trợ phát triển ngân hàng số

Theo VDSC, VPBank được đánh giá đang có nền tảng vốn khá mạnh mẽ. Sau khi phát hành riêng lẻ năm 2017, tổng vốn chủ sở hữu của VPBank đạt hơn 30,5 nghìn tỉ đồng, cao nhất trong số các ngân hàng thương mại. 

Với nguồn vốn mới, VPBank đã tích cực đầu tư vào ngân hàng số, tập trung vào tất cả các phân khúc chiến lược như cho vay tiêu dùng ($NAP), SMEs (SME Connect), cá nhân (YOLO, Timo)...

VDSC cho rằng, việc chủ động phát triển nền tảng kỹ thuật số sẽ giúp VPBank tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn và tiết giảm đáng kể chi phí hoạt động. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ cần nhiều thời gian để có được kết quả tích cực như vậy.

Trong năm 2018, VPBank đã mua lại hơn 73,2 triệu cổ phiếu ưu đãi, khiến CAR giảm so với năm 2017. Tuy nhiên, CAR vẫn đủ tiêu chuẩn theo cả yêu cầu của Thông tư 36 và Thông tư 41. Hiện VPBank đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt áp dụng CAR Basel II (Thông tư 41). Ngân hàng giữ lại lợi nhuận năm 2018 nhằm tăng cường vốn.

Trong năm 2019, VDSC dự báo tăng trưởng cho vay khách hàng của ngân hàng mẹ và FE Credit đạt lần lượt 19% và 14%. LNTT hợp nhất vào khoảng 9,3 nghìn tỉ đồng, nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường là 856 tỉ đồng ghi nhận năm 2018 từ phí độc quyền bán bancassurance với AIA.

Những tín hiệu chững lại trong tăng trưởng lợi nhuận của VPBank - Ảnh 4.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Thụy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.