Động lực tăng điểm đánh mất về cuối phiên do tác động tiêu cực của nhóm ngân hàng, chứng khoán. Tại chiều tăng, cổ phiếu VIC vẫn là mã tác động tích cực nhất đến VN-Index. Theo sau đó, một số cổ phiếu khác khởi sắc như MWG, DGC, BID, VNM, VRE...
Trong phiên VN-Index bùng nổ theo đà, tự doanh và tổ chức trong nước là hai bên xuống tiền nâng đỡ chỉ số. Trong khi khối ngoại và NĐT cá nhân cùng bán ra bất chấp xu hướng tăng điểm của thị trường. Tâm điểm giao dịch thuộc về nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Là nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, giao dịch sôi động trở lại ở nhóm ngân hàng để ngỏ cho một xu hướng tăng giá mang tính 'bền vững' hơn. Trong Top10 dẫn dắt đà tăng của Index, có tới 6 đại diện đến từ các nhà băng, nổi bật là TCB và CTG với mức đóng góp 2 và 1,9 điểm cho VN-Index.
Cổ phiếu FIT tiếp tục bị NĐT tổ chức trong nước xả mạnh nhất với giá trị lên tới 448,1 tỷ đồng. Trong đó, bên hấp thụ vẫn là NĐT cá nhân trong nước. Động thái liên tục thoái vốn diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu FIT phá đáy ngắn hạn và hiện đang vẫn dò tìm vùng đáy mới.
Trong phiên VN-Index vượt mốc 1.370 điểm, giao dịch của các bên tham gia thị trường khá giằng co khi giá trị mua bán/ròng đều thu hẹp đáng kể so với phiên trước đó.
Cổ phiếu VPB của VPBank đứng đầu trong Top10 cổ phiếu được khối tự doanh CTCK gom ròng mạnh nhất tuần với 149,6 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 3,5 triệu đơn vị.
Với việc dòng tiền suy yếu trước vùng kháng cự 1.370 - 1.380 điểm, công ty chứng khoán cho rằng VN-Index có thể sẽ xuất hiện phiên điều chỉnh vào tuần sau và tiếp tục vận động tích lũy trong vùng 1.350 - 1.380 điểm.
Trong cả 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua, VN-Index đều đóng cửa trong sắc xanh. GAS, VHM và HPG là những cổ phiếu đóng góp tích cực nhất. Ngược lại, VPB là mã kéo tụt chỉ số nhiều nhất.
Thị trường phiên cuối tuần tăng mạnh về cuối phiên chủ yếu nhờ lực kéo của nhóm cổ phiếu trụ. Như vậy, thị trường trong tuần ghi nhận 5 phiên tăng điểm liên tiếp. Với diễn biến tích cực, VN-Index lần lượt chinh phục các mốc kháng cự quan trọng để tiến đến thử thách vùng đỉnh tháng 8 tại 1.380 điểm.
Trong phiên VN-Index tiếp đà hồi phục, tự doanh và NĐT cá nhân đồng loạt nâng quy mô mua ròng với tổng giá trị vào ròng hơn 935 tỷ đồng. Tâm điểm hút tiền của tự doanh là cổ phiếu VPB trong khi nhà đầu tư cá nhân chưa ngừng gom cổ phiếu HPG.
Theo nhóm phân tích của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, việc mở cửa lại nền kinh tế và mức định giá hấp dẫn với P/E của VN-Index ước tính quanh mức 16,x lần (đã bao gồm dự phóng mức tăng trưởng EPS quý III/2021) sẽ là động lực tăng trưởng của thị trường trong tháng 10.
Theo nhận định của công ty chứng khoán, cơ hội mở rộng đà tăng điểm vẫn đang được bảo lưu với vùng đích kỳ vọng kế tiếp tại 1.39x trước khi VN-Index đối mặt với rủi ro điều chỉnh rõ nét hơn.
VN-Index vẫn đang trong giai đoạn giằng co và đi ngang trong kênh giá 1.320 - 1.360. Theo các nhà phân tích của SSI Research, xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index sẽ được xác nhận khi chỉ số chinh phục thành công kháng cự 1.360 điểm với khối lượng tích cực.
Thị trường diễn biến tích cực phiên chiều với đà tăng giá mạnh của các cổ phiếu nhóm bất động sản. Loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc bứt phá trong phiên chiều lọt Top dẫn dắt thị trường như GVR, VIC, KBC, PDR, BCM. Trong khi đó, cổ phiếu họ dầu khí tiếp tục xu hướng điều chỉnh và là lực cản lớn nhất trên thị trường.
Trong phiên VN-Index chinh phục thành công ngưỡng 1.360 điểm, lực cầu của khối tự doanh và cá nhân trong nước đóng vai trò nâng đỡ. Trong đó tâm điểm giao dịch của hai nhóm này là cổ phiếu HPG của Hòa Phát với tổng giá trị vào ròng gần 270 tỷ đồng.
Các chuyên gia MBS cho rằng các yếu tố như môi trường vĩ mô, thặng dư thương mại tích cực, dòng vốn FDI và du lịch phục hồi mạnh mẽ sẽ hỗ trợ cho VND trong năm 2025.