|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 7/10: Tự doanh và NĐT cá nhân tập trung mua vào HPG phiên cổ phiếu lập đỉnh mới

07:00 | 07/10/2021
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index chinh phục thành công ngưỡng 1.360 điểm, lực cầu của khối tự doanh và cá nhân trong nước đóng vai trò nâng đỡ. Trong đó tâm điểm giao dịch của hai nhóm này là cổ phiếu HPG của Hòa Phát với tổng giá trị vào ròng gần 270 tỷ đồng.

Lực cầu mạnh đã giúp VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày, và cũng là mức cao nhất trong một tháng trở lại đây. Kết phiên tại mốc 1.362 điểm tương ứng với mức tăng 8,19 điểm và 0,6% so với phiên trước đó.

Điểm tích cực là khối lượng khớp lệnh có phần được cải thiện từ mức 555 triệu đơn vị lên mức 593 triệu đơn vị. Ngoài ra, giá trị giao dịch cũng ghi nhận tăng 4,2% đạt hơn 17.300 tỷ đồng trong phiên.

Dòng tiền tiếp tục luân chuyển giữa các nhóm ngành. Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào xây dựng & vật liệu, bất động sản, ngân hàng, trong khi giảm ở nhóm chứng khoán, tài nguyên cơ bản, hàng & dịch vụ công nghiệp.

Nhóm ngân hàng vẫn có một số mã diễn biến xấu như MSB, VPB, STB giảm hơn 1%. Ngược lại, nhóm cổ phiếu xi măng đã thu hút tốt dòng tiền trong phiên hôm nay với nhiều mã tăng tốt như: HT1, BCC, và HOM.

Như vậy, VN-Index đã có phiên tăng thứ ba liên tiếp trong tuần. Xung lực tăng trong phiên hôm qua được hỗ trợ bởi lực cầu từ bộ phận tự doanh công ty chứng khoán và NĐT cá nhân, trong khi tổ chức trong nước và khối ngoại là hai bên bán ròng.

Dòng tiền thông minh 7/10: Tự doanh và NĐT cá nhân gom mạnh HPG phiên cổ phiếu lập đỉnh mới - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro).

Tự doanh quay lại gom ròng, mua mạnh HPG, TCB phiên tăng điểm

Thống kê giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán, nhóm này lại quay đầu mua ròng 212,6 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu tính riêng kênh khớp lệnh thì họ bán ròng 37,2 tỷ đồng.

Giao dịch cụ thể theo nhóm ngành, tự doanh giải ngân 5/18 ngành. Trong đó, nhóm được mua ròng mạnh nhất là dịch vụ tài chính, hóa chất. Top mua ròng của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm HPG, TCB, REE, HDG, VRE, E1VFVN30, FUEVFVND, DPM, HPG, STB, VPB.

Trong khi đó, dòng tiền tự doanh rút mạnh khỏi nhóm thực phẩm và đồ uống. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm VIC, FPT, ACB, MBB, MSN, VNM, NVL, MWG, VCB và TDM.

Dòng tiền thông minh 7/10: Tự doanh và NĐT cá nhân gom mạnh HPG phiên cổ phiếu lập đỉnh mới - Ảnh 2.

Top10 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 6/10. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức trong nước tiếp đà bán ròng hơn 333 tỷ đồng

Bất chấp những tín hiệu khởi sắc từ thị trường, NĐT tổ chức trong nước duy trì bán ròng 333,3 tỷ, trong đó họ rút ròng 298,2 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 14/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có FIT, KBC, TCB, VIC, MWG, DIG, VCB, VNM, STB, MSN.

Ở chiều ngược lại, dòng tiền của các tổ chức trong nước chủ yếu hướng vào nhóm hóa chất. Top các mã được khối này mua ròng có VPB, SSB, VHM, HSG, DPM, REE, GAS, FLC, KSB, SZC.

NĐT cá nhân tiếp tục gom HPG

Giao dịch cùng chiều khối tự doanh, NĐT cá nhân tiếp đà mua ròng 646 tỷ đồng, trong đó họ gom ròng khớp lệnh là 787,2 tỷ đồng. Giao dịch từ NĐT cá nhân tiếp tục đóng vai trò nâng đỡ thị trường trong phiên VN-Index thành công chinh phục lại mốc 1.360 điểm. Theo ghi nhận quy mô giải ngân tăng 70% so với phiên trước đó.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước rót tiền vào 15/18 ngành, chủ yếu gom cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản, với đại diện là nhóm thép. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã HPG, CTG, VIC, KBC, SSI, TCB, FIT, NVL, GMD, GEX.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, họ chốt lời 3/18 ngành còn lại với lực xả chủ yếu đặt tại nhóm ngành hóa chất, y tế. Top bán ròng của khối này gồm TPB, VHM, VPB, DCM, DHC, SSB, DPM, REE, VRE.

Dòng tiền thông minh 7/10: Tự doanh và NĐT cá nhân gom mạnh HPG phiên cổ phiếu lập đỉnh mới - Ảnh 3.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 6/10. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT nước ngoài quay đầu bán ròng gần 570 tỷ đồng, tập trung xả HPG, CTG

Về phía NĐT nước ngoài, họ bán ròng 568,7 tỷ đồng, trong đó rút ròng 451,7 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Phía mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã: TPB, VHM, DCM, DHC, GAS, NBB, HDG, HT1, TNH, FMC.

Ở chiều ngược lại, khối ngoại tập trung xả cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm HPG, CTG, SSI, GMD, GEX, KBC, VIC, MBB, DGC. Thống kê cho thấy đây là phiên bán ròng HPG thứ 6 liên tiếp của nhà đầu tư nước ngoài.

Mơi đây, Tập đoàn Hòa Phát thông báo sản lượng tiêu thụ thép tháng 9 tiếp tục tăng. Phía doanh nghiệp cho biết sản xuất thép thô tháng 9 đạt 686.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 738.000 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7% so với tháng trước.

Trong đó, thép xây dựng đạt 327.000 tấn, tăng 22% so với tháng 8; thép cuộn cán nóng là 176.000 tấn, giảm 36% so với tháng 8; còn lại là phôi thép, tôn mạ, ống thép các loại. Đóng cửa phiên 6/10, thị giá HPG tăng 1,45% và đóng cửa ở mức giá kỷ lục 56.100 đồng/cp. Với hơn 4,47 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa của Hòa Phát hiện đạt 250.931 tỷ đồng, tương đương hơn 11 tỷ USD (quy đổi theo tỷ giá 1 USD = 22.750 đồng).

Thu Thảo

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.