Trong phiên VN-Index có cú "rút chân" mạnh mẽ, nhà đầu tư cá nhân giảm nhẹ quy mô bán ròng xuống còn 1.515 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 1.427 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục và VN-Index có thể sẽ thử thách lại khoảng trống giảm giá 1.315 – 1.328 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp.
Với việc thị trường hồi phục thì phần lớn các nhóm ngành chính hôm nay đều có sự tăng trưởng. Trong đó, họ dầu khí tạo nên sự bất ngờ trong phiên chiều khi lực cầu bắt đáy tăng mạnh giúp cổ phiếu đồng loạt hồi phục và đóng cửa trong sắc xanh, tím.
Nhóm bluechips bất ngờ hồi phục mạnh mẽ trong phiên chiều giúp VN-Index bật tăng gần 24 điểm. Họ dầu khí hồi mạnh trước thị trường với PVD, PVS, PVC tăng hết biên độ, trong khi PVT, PVB, OIL, GAS cũng đang giao dịch trên ngưỡng tham chiếu.
Trong phiên giảm gần 60 điểm, tổ chức nội (bao gồm khối tự doanh) và khối ngoại đồng thời rót vốn và tập trung gom bluechips. Trong khi đó, NĐT cá nhân tháo chạy gần 1.700 tỷ đồng và là bên bán ròng duy nhất trên thị trường.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm vào đầu phiên và VN-Index có thể sẽ kiểm định vùng hỗ trợ kế tiếp 1.225 – 1.262 điểm.
Theo báo cáo của SSI Research, tổng dòng vốn ETF trong tháng 4 ghi nhận bơm ròng với tổng giá trị đạt 1.690 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 9 tháng gần đây.
Tâm lý giao dịch bi quan trùm lên thị trường khi nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo phiên thứ hai liên tiếp. Thị trường giảm sâu về cuối phiên chiều và áp lực bán ra không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Các chỉ số chính gần như đóng cửa ở mốc thấp nhất phiên.
Theo ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Tân Việt, thời điểm này nhà đầu tư không nên quá tập trung vào Index, là vì biên độ dao động trong các phiên đang ở mức cao.
Trong ngắn hạn, cụ thể là trong tháng 5, SSI Research cho rằng động lực đi lên của thị trường sẽ bị hạn chế bởi cơ hội thử thách đỉnh lịch sử trong mùa cao điểm thông tin ở tháng 4 đã đi qua. Xu hướng trung hạn của VN-Index đã chuyển sang giảm nên rủi ro điều chỉnh trở lại trên chỉ số vẫn còn trong thời gian tới.
Theo nhận định của chuyên gia, chỉ khi chúng ta sử dụng kênh phái sinh là công cụ để quản trị rủi ro cùng với một tỷ lệ đòn bẩy phù hợp thì nó hoàn toàn hữu ích. Ngược lại, nhà đầu tư có thể đối mặt với nguy cơ lỗ cả hai đầu.
Theo Mirae Asset, sự điều chỉnh mạnh vào tháng 4 đã đưa mức P/E của VN-Index về mức trung bình 10 năm. Về mặt lịch sử, mức định giá này là hấp dẫn, tạo cơ hội tích lũy cổ phiếu ở mức giá hợp lý.
Trong tháng VN-Index bốc hơi 8,4%, tổ chức trong nước mua ròng với giá trị 740 tỷ đồng, hấp thụ một phần lực xả từ các nhà đầu tư cá nhân khi khối này bán ròng khoảng hơn 4.555 tỷ đồng. Dòng tiền các tổ chức nội vẫn hướng đến nhóm ngân hàng cùng nhiều đại diện thuộc danh mục VN30.
VN-Index nới rộng đà giảm trong phiên chiều với sự lao dốc của nhóm vốn hóa lớn. Thị trường chưa tìm được điểm cân bằng khi các ngành kinh doanh đồng loạt giảm điểm.
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.