|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 4/8: NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 444 tỷ đồng, tập trung xả nhóm thép, ngân hàng

07:00 | 04/08/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index giữ vững đà tăng, NĐT cá nhân có phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp. Cụ thể, nhóm này bán ròng 443,8 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 421,9 tỷ đồng.

Trước thông tin gây ảnh hưởng tâm lý đến nhà đầu tư, thị trường đã bước vào phiên giao dịch mới trong sắc đỏ mặc dù có diễn biến tích cực trong phiên trước. Tuy nhiên, dòng tiền tiếp tục giữ vai trò hỗ trợ tốt, giúp thị trường ổn định và tiếp tục tăng điểm cuối phiên.

Kết phiên, VN-Index tăng 8,14 điểm, tương đương 0,66% và đóng cửa tại 1.249,76 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ với 702,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 có diễn biến kém hơn thị trường chung, giao dịch với sắc đỏ trong phần lớn thời gian và chỉ trở lại sắc xanh khi gần kết thúc phiên giao dịch. Trong nhóm có 14 mã có sắc xanh, đó là HPG (+3,7%), GAS (+3,5%), BID (+2,1%), STB (+2%), CTG (+1,7%)... Ở chiều ngược lại, có 12 mã giảm giá, đó là VIB (-1,5%), VHM (-1%), VIC (-0,9%), BVH (-0,8%), VJC (-0,4%) …

Mặc dù thị trường vẫn theo chiều hướng tăng điểm nhưng cũng có tranh chấp đáng kể, nên diễn biến phân hóa và độ mạnh yếu giữa các nhóm cổ phiếu vẫn đang diễn ra. Nhóm thép tiêp tục là trợ lực chính cho thị trường, đồng thời các nhóm như nhóm chứng khoán, dầu khí, ngân hàng… cũng có diễn biến khá tốt. Ở chiều ngược lại, một số ít nhóm vẫn còn diễn biến kém như nhóm điện, công nghệ, bán lẻ.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp

Tự doanh chuyển hướng bán ròng 380 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều bán ròng 379,4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 97,3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 5/18 ngành bao gồm điện, nước & xăng dầu khí đốt, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm VPB, POW, GAS, DXG, E1VFVN30, FUEVFVND, MSN, TDM, VNM, BCM.

Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu hàng cá nhân & gia dụng. Top10 mã bị bán ròng gồm REE, PNJ, MWG, FPT, TCB, ACB, KDH, MSB, TPB, MBB.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội mua ròng 180 tỷ đồng, tâm điểm 

Giao dịch trái chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 182,4 tỷ đồng, tuy nhiên tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 139,3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có VIC, TCB, STB, PLX, VCB, SSI, KBC, HPG, HDB, VJC.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng có MBB, VND, LPB, ACB, MSN, PNJ, REE, GMD, PVT, BID.

NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 444 tỷ đồng, tập trung xả nhóm thép, ngân hàng

Trong phiên VN-Index giữ vững đà tăng, NĐT cá nhân có phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp. Cụ thể, nhóm này bán ròng 443,8 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 421,9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành bán lẻ. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: TCB, FUEVFVND, MWG, KBC, FPT, PLX, NVL, REE, PNJ, VIC.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 11/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có: HPG, SSI, STB, CTG, VPB, VND, BID, MBB, LPB.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng phiên VN-Index áp sát mốc 1.250 điểm

Về phía NĐT nước ngoài, khối này mua ròng 652 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 658,5 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã: HPG, SSI, STB, CTG, VCB, VRE, BID, VHM, SAB, GAS.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu của các doanh nghiệp ô tô & phụ tùng. Top bán ròng khớp lệnh của khối này gồm các mã FUEVFVND, MSN, KBC, TCH, NVL, PHR, HCM, GEG, EIB.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.