|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

VinGroup và một doanh nhân Việt nắm quyền quyết định câu lạc bộ dự Champion League: Tăng cơ hội cho thế hệ vàng của bóng đá Việt đối đầu những siêu sao thế giới

20:17 | 21/04/2019
Chia sẻ
Việc tập đoàn VinGroup và doanh nhân Nguyễn Hoài Nam nắm 60% quyền biểu quyết ở câu lạc bộ bóng đá vừa giành chức vô địch giải quốc gia Bosnia & Herzegovina có thể mang tới cơ hội thi đấu ở đấu trường Champion League đối với các cầu thủ Việt Nam.

Mùa giải bóng đá 2018/2019 ở Bosnia & Herzegovina vừa kết thúc và tân vương năm nay là Câu lạc bộ Bóng đá Sarajevo. Với chức vô địch, CLB Sarajevo sẽ có quyền dự vòng sơ loại Champions League 2019 – 2020. Đây là tin vui đối với CLB Sarajevo, đồng thời cũng mang tới niềm hy vọng cho người hâm mộ túc cầu ở Việt Nam, bởi cổ đông lớn nhất của đội bóng là một công ty của người Việt.

Đúng vào ngày 8/3, ban lãnh đạo CLB Sarajevo tổ chức họp báo để công bố sự thay đổi về tỷ lệ sở hữu đội bóng. Bà Sabrina Buljubasic, tổng giám đốc, và ông Senad Jahic, phát biểu trong cuộc họp báo, theo trang fksarajevo.ba.

VinGroup và một doanh nhân Việt nắm quyền quyết định câu lạc bộ dự Champion League: Tăng cơ hội cho thế hệ vàng của bóng đá Việt đối đầu những siêu sao thế giới - Ảnh 1.

Đội bóng Sarajevo vừa vô địch giải quốc gia Bosnia & Herzegovina năm 2018-2019. Ảnh: CLB Sarajevo

Hai người thông báo nhà đầu tư lớn của câu lạc bộ, ông Vincent Tan, đã quyết định bán phần lớn cổ phần cho các nhà đầu tư tới từ Việt Nam - gồm ông Nguyễn Hoài Nam và Quỹ Đầu tư và Phát triển Tài năng Bóng đá Việt Nam (PVF). Ông Nam đang giữ chức tổng giám đốc Tập đoàn Berjaya Việt Nam, còn PVF là quỹ thuộc tập đoàn VIN.

Với thương vụ bán cổ phiếu, ông Vincent Tan sẽ giữ 30% quyền biểu quyết, trong khi ông Nam và PVF giữ 60% quyền biểu quyết. 10% cổ phần thuộc về các nhà đầu tư trong nước.

"Ông Nam đã tham gia hoạt động quản lý câu lạc bộ từ năm ngoái, theo dõi những kết quả và sự cải thiện mà chúng tôi đã thực hiện, nên sự thay đổi cơ cấu biểu quyết sẽ không gây xáo trộn đối với hoạt động của đội bóng. Chúng tôi sẽ ra quyết định dựa trên sự tham vấn với Hội đồng Giám sát, Ban giám đốc và các cổ đông lớn, nên đội bóng sẽ không chứng kiến nhiều thay đổi trong tương lai", bà Sabrina Buljubasic phát biểu.

VinGroup và một doanh nhân Việt nắm quyền quyết định câu lạc bộ dự Champion League: Tăng cơ hội cho thế hệ vàng của bóng đá Việt đối đầu những siêu sao thế giới - Ảnh 2.

Bà Sabrina Buljubasic, tổng giám đốc, và ông Senad Jahic, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 8/3. Ảnh: Câu lạc bộ Sarajevo

Trong 6 năm qua, ông Vincent Tan là cổ đông lớn nhất của Câu lạc bộ bóng đá Sarajevo với tỷ lệ cổ phần 90,05%. Trong thời kỳ đó, câu lạc bộ đã cải thiện rõ rệt về cơ sở hạ tầng, kinh doanh và quản lý. Ông Tan giúp câu lạc bộ hướng tới đấu trường châu Âu, trả nợ và cứu họ khỏi cảnh phá sản. 

PVF là học viện đào tạo bóng đá hiện đại và chuyên nghiệp, tập trung vào hoạt động phát triển và đầu tư bóng đá. Họ đã hợp tác với nhiều câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng thế giới. Giám đốc kỹ thuật đương nhiệm của PVF là Philippe Omar Troussier một cựu tuyển thủ bóng đá quốc gia Pháp và đang theo đuổi sự nghiệp quản lý và huấn luyện cầu thủ. Trong sự nghiệp cầm quân, ông từng dẫn dắt các đội tuyển quốc gia của Nhật Bản, Nigeria, Nam Phi, Bờ Biển Ngà và Burkina Faso.

VinGroup và một doanh nhân Việt nắm quyền quyết định câu lạc bộ dự Champion League: Tăng cơ hội cho thế hệ vàng của bóng đá Việt đối đầu những siêu sao thế giới - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Hoài Nam, tổng giám đốc Tập đoàn Berjaya Việt Nam, nắm cổ phần lớn của Câu lạc bộ Bóng đá Sarajevo. Ảnh: Người Lao Động

Asim Ferhatović Hase - tên sân nhà của Câu lạc bộ Sarajevo - có sức chứa 34.500 người. Thế vận hội Mùa đông 1984 từng diễn ra ở đây.

Trang Thể thao 247 dẫn lời doanh nhân Nguyễn Hoài Nam cho hay, ông mong muốn đưa cầu thủ Việt Nam sang châu Âu - cụ thể là Bosnia hoặc Bỉ (nơi ông đồng sở hữu đội K.V Kortrijk), để thi đấu, mở mang kiến thức, tích lũy kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng ĐTQG và tiến gần hơn giấc mơ tham dự World Cup.

Nhạc Dương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.