|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vingroup đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục, lợi nhuận 6.000 tỷ đồng năm 2022

13:02 | 20/04/2022
Chia sẻ
Vingroup dự kiến tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vào ngày 11/5/2022 tại quận Long Biên, TP Hà Nội.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022,Tập đoàn Vingroup – CTCP (Mã: VIC)  lên kế hoạch năm 2022 đạt 140.000 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 11,4% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 6.000 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế năm 2021 là âm 7.558 tỷ đồng. Kế hoạch cổ tức năm 2022 chưa được đề cập đến.

Định hướng hoạt động năm nay của doanh nghiệp là đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mỗi ngành dọc, mục tiêu luôn đưa ra sẩn phẩm chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế cho người tiêu dùng, qua đó đa dạng hóa nguồn thu và khuyến khích khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ, sản phẩm trong hệ sinh thái; mở rộng hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghiệp ra nước ngoài. 

Năm nay, VinFast giới thiệu các mẫu xe điện thông minh ra thị trường toàn cầu, chính thức nhận đặt hàng đối với ba mẫu xe VF 5, VF 8 và VF 9. Đồng thời, VinFast cũng tiếp tục bàn giao mẫu xe VFe34 đến cho khách hàng tại Việt Nam, chuẩn bị cho việc bàn giao VF 8 và VF 9 cho thị trường toàn cầu từ cuối năm. Doanh nghiệp hy vọng tiếp tục giữ vững vị thế tại thị trường nội địa, nhanh chóng xây dựng thương hiệu tại các thị trường quốc tế gồm Mỹ, Canada và châu Ậu. 

Cũng trong năm nay, công ty sẽ ra mắt ba đại dự án mới với quy mô lớn, hệ thống tiện ích đẳng cấp tại các thành phố lớn có cơ sở hạ tầng đồng bộ, giàu tiềm năng phát triển và nhu cầu nhà ở không ngừng tăng nhanh. Với nền tảng thị trường ổn định, doanh số bán hàng 2022 kỳ vọng mức tăng trưởng tốt. 

Vincom Retail cũng dự kiến khai trương Vincom Mrga Mall Smart City tại Hà Nội và hai Vincom Plaza. 

Về nguồn vốn và đầu tư, Vingroup cho hay sẽ triển khai nhiều hình thức huy động vốn trong và ngoài nước thông qua nhiều công cụ tài chính, kiểm soát hiệu quả việc đầu tư mở mới và tối ưu hóa hiệu suất sử dụng nguồn vốn để phục vụ chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của tập đoàn.

Tính đến thời điểm 31/12/2021, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế trên BCTC riêng là 6.338 tỷ đồng và trên BCTC hợp nhất là 4.718 tỷ đồng. Tập đoàn dự định để lại toàn bộ lợi nhuận lũy kế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn và không tiến hành chia cổ tức năm 2021. 

HĐQT cũng trình ĐHĐCĐ phê duyệt việc tiếp tục triển khai phương án phát hành ESOP cho người lao động đã được phê duyệt năm 2021 và gia hạn thời gian thực hiện tới 31/2/2023. Các nội dung khác của phương án phát hành ESOP đã được ĐHĐCĐ thông qua không thay đổi và vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành. 

Về phương án niêm yết trái phiếu phát hành ra công chúng, Vingroup trình ĐHĐCĐ thông qua việc đăng ký chứng khoán tại Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam hoặc Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) toàn bộ các trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Tổ chức phát hành ra công chúng với tổng mệnh giá là 4.375 tỷ đồng. Toàn bộ số trái phiếu này đã được phát hành trong năm 2021. 

Tại buổi họp tới, HĐQT Vingroup dự kiến trình cổ đông miễn nhiệm ông Park Woncheol khỏi vị trí thành viên HĐQT, đồng thời bầu bổ sung ông Yoo Ji Han thay thế.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VIC kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4 là 78.800 đồng/cp, vốn hóa thị trường đạt 300.538 tỷ đồng. 

T.Đan

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.