|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

VinFast sắp hoàn tất thương vụ sáp nhập với Black Spade

11:39 | 19/06/2023
Chia sẻ
Trong hồ sơ mới nhất gửi cơ quan chứng khoán Mỹ, VinFast đã công bố thời gian dự kiến hoàn tất thương vụ sáp nhập để niêm yết tại Mỹ.

Trong một hồ sơ gửi cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ, hãng xe điện của Việt Nam - VinFast đã tiết lộ thời gian dự kiến sẽ hoàn tất thương vụ sáp nhập để niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Tháng trước, VinFast đã thông báo kế hoạch niêm yết tại Mỹ thông qua thương vụ sáp nhập với Black Spade Acquisition. Thương vụ này dự kiến sẽ hoàn tất trong năm nay. Thông qua thương vụ này, giá trị vốn hóa của VinFast có thể được định giá khoảng 23 tỷ USD.

Mẫu xe điện VF 8 của VinFast được sử dụng cho đội xe taxi điện của Xanh SM - công ty thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. (Ảnh: Doanh Chính).

Tham vọng của VinFast với thị trường Bắc Mỹ là rõ ràng. Đến nay, công ty đã vận chuyển những chiếc xe điện đầu tiên tới những quốc gia thuộc khu vực này. Tuy vậy, VinFast sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những ông lớn xe điện đang hiện diện tại thị trường Mỹ như Tesla. Ngoài ra, nhiều hãng xe xăng nổi tiếng của Mỹ như Ford hay GM cũng đang có kế hoạch đẩy mạnh những chiếc xe điện ra thị trường.

Theo số liệu được phía Vingroup công bố, tổng vốn đầu tư của Vingroup cũng như các công ty thành viên và các đơn vị cho vay bên ngoài vào VinFast từ năm 2017 đến năm 2022 là 8,2 tỷ USD. Tháng trước, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết VinFast có thể có lãi sau năm 2025 nếu hoạt động “trơn tru” và công ty có thể hòa vốn vào cuối năm sau. 

Hồi tháng 3, VinFast cũng cho biết nhà máy sản xuất xe điện tại North Carolina chưa thể đi vào hoạt động cho đến năm 2025. Trong hồ sơ mới nhất, VinFast không đề cấp đến thời gian cụ thể, chỉ nói rằng công việc chuẩn bị xây dựng nhà máy đã bắt đầu vào quý III năm ngoái. Nhà máy dự kiến ​​có công suất ban đầu là 150.000 xe/năm, sau đó tăng lên khoảng 250.000 xe/năm. VinFast không cho biết khi nào họ dự kiến ​​​​sẽ đạt được các mức công suất đó.  

Thùy Trang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.