|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vinatex cần đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may

11:13 | 20/06/2017
Chia sẻ
Thủ tướng cũng đặt vấn đề yêu cầu ngành may và Vinatex có giải pháp tốt để thay vì chỉ gia công thì phải tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm, tránh tình trạng giá trị xuất khẩu lớn nhưng giá trị thu về thực tế không cao. 
thu tuong yeu cau vinatex can day manh co phan hoa cac doanh nghiep det may
Thủ tướng yêu cầu Vinatex cần đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may

Ngày 20/6, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã kiểm tra Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex (Mã: VGT) về tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao và giải pháp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Ông Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Vinatex làm rõ, tháo gỡ 6 vấn đề.

Thứ nhất, về việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu. Tập đoàn cần báo cáo về các giải pháp phục vụ thúc đẩy tăng trưởng GDP, đổi mới ra sao, công nghệ thế nào, phát triển thị trường…

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, mục tiêu là hiệu quả. Ông Dũng nói: “Dệt may đang làm tốt hai khâu đầu và cuối là sợi và may, nhưng điểm nghẽn là công nghiệp phụ trợ, nhuộm… đều khó khăn. Từ cái kim, sợi chỉ, chiếc khuy áo cũng phải mua, vậy chúng ta nội địa hóa thế nào? Đề nghị đẩy nhanh tiến độ các dự án để sớm đưa vào hoạt động hiệu quả với mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng. Không để các dự án đầu tư dở dang, kém hiệu quả, thất thoát vốn”.

Vấn đề thứ ba là phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp như May Nhà Bè, May Việt Tiến… mà không cổ phần hóa sớm thì không có bước phát triển như vừa qua.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết hiện, dệt may Việt Nam đã chinh phục những thị trường rất khó tính, quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng với các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, ASEAN… mà không đổi mới nhanh thì cũng không đáp ứng được yêu cầu.

Vấn đề thứ tư, yêu cầu ngành may có giải pháp tốt để thay vì chỉ gia công thì phải tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm, tránh tình trạng giá trị xuất khẩu lớn nhưng giá trị thu về thực tế không cao.

Thứ năm, ngành dệt may Việt Nam đã ứng dụng nhiều công nghệ mới trong quản lý sản xuất, quản trị doanh nghiệp, nhưng công nghệ luôn thay đổi thì ngành phải tiếp cận công nghệ hiện đại nhất, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Vấn đề thứ sáu, phải đẩy mạnh cải cách hành chính nội bộ, tránh tình trạng bộ máy hành chính cồng kềnh, bộ máy quản lý lương cao nhưng lương công nhân thấp.

Ông Dũng cho biết kết quả kiểm tra và các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của Vinatex, của ngành dệt may sẽ được báo cáo đầy đủ tại phiên họp Chính phủ sắp tới.

thu tuong yeu cau vinatex can day manh co phan hoa cac doanh nghiep det may Vinatex đặt kế hoạch 2017 doanh thu giảm, lãi tăng 10%

Tính đến hết năm 2016, tổng tài sản của Vinatex đạt mức 19.800 tỷ đồng trong đó 9.200 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn ...

thu tuong yeu cau vinatex can day manh co phan hoa cac doanh nghiep det may Vinatex chuyển ngày chốt danh sách họp ĐHCĐ từ 30/5 sang 14/6

Vinatex thông báo ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHCĐ là ngày 14/6 và thời gian họp sẽ là ...

thu tuong yeu cau vinatex can day manh co phan hoa cac doanh nghiep det may Vinatex kỳ vọng xuất khẩu dệt may tăng 10%

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, xuất khẩu ngành dệt may trong năm 2017 có thể tăng 10% so với năm 2016, ...

Hoàng Kiều