|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam trong nhóm 5 nước Mỹ sẽ thương lượng lại về TPP

22:06 | 01/03/2018
Chia sẻ
Khi Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sắp được ký kết giữa 11 nước thì Mỹ lại tiếp tục bắn tiếng đàm phán lại.
viet nam trong nhom 5 nuoc my se thuong luong lai ve tpp CPTPP sẽ có hiệu lực trong thời gian sớm nhất
viet nam trong nhom 5 nuoc my se thuong luong lai ve tpp 'Là nước tham gia CPTPP từ đầu, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ các lợi ích của mình'
viet nam trong nhom 5 nuoc my se thuong luong lai ve tpp Công bố toàn văn CPTPP, có 20 điều khoản bị tạm treo hoặc thay đổi
viet nam trong nhom 5 nuoc my se thuong luong lai ve tpp
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Steven Mnuchin tiếp tục khẳng định mong muốn của Mỹ đàm phán lại để quay về với TPP - Ảnh: Reuters

"Ông ấy muốn đàm phán lại", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Steven Mnuchin phát biểu trước các thành viên Phòng thương mại Mỹ tại Washington hôm 27/2. "Dù là các thương lượng đa phương hay cân nhắc quay lại TPP, đó cũng là điều một lần nữa đang được đặt trên bàn làm việc".

Bộ trưởng Mnuchin cho biết ông "đã bắt đầu các cuộc đối thoại cấp rất cao" về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và khẳng định việc Mỹ trở lại thỏa thuận thương mại khu vực này là một lựa chọn được Tổng thống Donald Trump cân nhắc.

Thông điệp của Mỹ muốn quay lại với TPP hay theo tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có vẻ càng dày hơn về mật độ bắn tin khi CPTPP dự kiến ký kết ngày 8/3.

Nhưng thông điệp của ông Trump vẫn được xuyên suốt: để Mỹ quay lại TPP hay CPTPP thì phải có đàm phán lại sao cho "công bằng hơn", sao cho có lợi cho người Mỹ hơn.

Chính Bộ trưởng Mnuchin cũng thông tin lấp lửng: "(Việc đàm phán lại với các đối tác) không phải là ưu tiên hiện nay nhưng đó là việc tổng thống xem trọng".

Theo Hãng tin Bloomberg, Phòng Thương mại Mỹ tiếp đó khẳng định Tổng thống Donald Trump sẵn sàng khởi động các cuộc đàm phán thương mại với Nhật Bản và 4 quốc gia tham gia đàm phán CPTPP không có các thỏa thuận tự do thương mại với Washington.

Trong báo cáo thường niên công bố ngày 28/2, cơ quan đại diện thương mại Mỹ nêu rõ rằng Tổng thống Trump đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng thảo luận với các quốc gia đàm phán CPTPP nói trên, hoặc ở cấp độ riêng rẽ từng nước hoặc ở cấp độ tập thể, về các điều khoản sẽ dẫn tới những kết quả cải thiện thị trường đáng kể.

Theo đó, trong năm 2018 chính quyền của ông Trump sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng các mối quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn và công bằng hơn với Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, New Zealand và Brunei.

Báo cáo cũng đề cập lại việc Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ khỏi TPP - "tiền thân" của CPTPP hiện nay, ngay sau khi ông nhậm chức không lâu vào tháng 1/2017.

CPTPP gây áp lực cho Mỹ

Vào ngày 23/1 vừa qua, 11 nước tham gia đàm phán CPTPP (gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) đã nhất trí nội dung sửa đổi hiệp định này.

Đến ngày 21/2, toàn văn CPTPP đã được công bố.

Động thái này được đánh giá là tín hiệu cho thấy 11 nước đã sẵn sàng đặt bút ký CPTPP dự kiến tại vòng đàm phán tiếp theo ở Chile vào ngày 8/3 để hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019.

Theo Hãng tin Reuters, có hơn 20 điều khoản đã bị tạm hoãn hoặc sửa đổi trong CPTPP so với thỏa thuận "tiền thân" TPP sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định này hồi đầu năm ngoái.

Tường Nguyễn

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.