|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam thuộc top 10 nước tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới

08:28 | 09/04/2024
Chia sẻ
Việt Nam thuộc top 10 nước tiêu thụ nhiều thịt heo nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện sản lượng thịt sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 95% sức tiêu thụ.

 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng thịt heo của Việt Nam dự kiến đạt 4 triệu tấn vào năm 2025 và 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm. Hiện nay, sản lượng thịt sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 95% sức tiêu thụ. Vì vậy, lĩnh vực chăn nuôi là ngành có nhiều tiềm năng, đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ cả nước ngoài và trong nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến cuối quý I, tổng đàn heo của Việt Nam tăng 3,3%; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng ước đạt gần 1,3 triệu tấn (tăng 4,6%).

Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang nhập khẩu thịt heo đông lạnh. Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2024,  Nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 8,46 nghìn tấn, với trị giá 18,69 triệu USD, tăng 4,3% về lượng, nhưng giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Giá nhập khẩu trung bình về Việt Nam ở mức 2.209 USD/tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2023. Thịt heo được nhập khẩu từ 19 thị trường, trong đó Brazil chiếm 39,6% tổng lượng thịt heo nhập khẩu của cả nước; tiếp đến là Nga chiếm 32% và Canada chiếm 9,5%...

Giá heo hơi hiện đang tăng trong khi giá thức ăn giảm giúp biên lợi nhuận của người chăn nuôi được nới rộng hơn. Giai đoạn sau Tết Nguyên đán, giá heo hơi liên tục tăng. Tính đến ngày 4/4, giá heo hơi dao động trong 60.000 - 62.000 đồng/kg, mức cao nhất kể từ tháng 7/2023.

 Số liệu: Anovafeed (H.Mĩ tổng hợp)

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết đà tăng của giá heo hơi được hỗ trợ bởi nguồn cung giảm trong khi nhu cầu trong nước tăng lên. 

Cụ thể, trong giai đoạn trước Tết xảy ra dịch bệnh, nhiều hộ đã bán “chạy dịch”, thậm chí bán non. Điều này khiến nguồn cung trước Tết tăng mạnh, gây sức ép lên giá xuống khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg. Do đó, đến giai đoạn sau Tết, nguồn cung heo (loại đủ khối lượng xuất chuồng) suy giảm, mặc dù tổng đàn heo trên cả nước vẫn không đổi. 

“Như mọi năm, phải qua rằm tháng Giêng người dân mới bắt đầu xuất bán nhiều. Nhưng năm nay, lượng heo xuất bán đã tăng đột biến từ dịp trước Tết. Bình thường, heo nuôi mất khoảng 5 tháng, đạt 100 - 120 kg mới đủ tiêu chuẩn xuất chuồng. Nhưng vì trước Tết người dân bán chạy dịch, heo chỉ khoảng 80 kg người dân đã bán. Do đó, giai đoạn sau Tết nguồn cung heo đủ tiêu chuẩn xuất bán suy giảm”, ông nói

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.