|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 thấp nhất thế giới

10:05 | 26/07/2021
Chia sẻ
Mặc dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn đánh giá Việt Nam là một trong số các quốc gia có kết quả phòng chống dịch tốt trên thế giới.

Đây là nội dung được đề cập trong báo cáo của Chính phủ về tình hình dịch bệnh COVID-19, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 trình Quốc hội.

Đến nay, các tỉnh thành vẫn đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Một số địa phương có diễn biến phức tạp như Bắc Giang, Bắc Ninh, dịch bệnh đã được ngăn chặn, kiềm chế và đẩy lùi. Đồng thời, hiện có 8 tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng và 9 tỉnh thành không có ca nhiễm thứ phát trên địa bàn.

Báo cáo nêu rõ, mặc dù dịch vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng WHO và trực tiếp là Tổng Giám đốc WHO vẫn đánh giá Việt Nam là một trong số các quốc gia có kết quả phòng chống dịch tốt trên thế giới.

Việt Nam có số dân đông, xếp thứ 15 trên thế giới nhưng tại thời điểm ngày 20/7 vẫn là một trong 30 quốc gia, vùng lãnh thổ có số ca mắc trên 1 triệu dân, số ca tử vong trên 1 triệu dân thấp nhất thế giới.

Báo cáo của Chính phủ dẫn số liệu từ trang Worldometers, đến 6h ngày 23/7, Việt Nam có số ca mắc trên 1 triệu dân xếp thứ 197/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 200/222 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Số ca tử vong trên 1 triệu dân của Việt Nam là 3,7. Trong khi đó, số ca tử vong trung bình của thế giới là 523,1; cao nhất là Peru với 5.842. Một số nước khác trong khu vực như Indonesia là 286, Philippines là 242, Malaysia là 231, Myanmar là 112, Campuchia là 70, Thái Lan là 53 và Brunei là 7.

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 thấp nhất thế giới - Ảnh 1.

Trước diễn biến dịch hiện tại, Chính phủ đề ra mục tiêu nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống diễn biến phức tạp khi có 100.000 người mắc, 200.000 người mắc trong khoảng thời gian 28 ngày cần chăm sóc y tế.

Đối với các địa phương phía Nam như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... và một số địa phương có dịch cần tập trung ưu tiên cao nhất nhằm dập dịch sớm nhất. Không để dịch lan rộng trên quy mô toàn quốc tới mức phải thực hiện phong tỏa toàn quốc như một số nước.

Ngoài ra, Chính phủ cũng nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2021 có đủ vắc xin để tiêm chủng cho ít nhất 50% dân số từ độ tuổi 18 trở lên, đến hết quý I/2022 tiêm chủng cho 70% dân số, sớm đạt được miễn dịch cộng đồng.

Đồng thời, tới đầu năm 2022 có ít nhất một nhà máy sản xuất vắc xin, chậm nhất đến hết quý 2 năm 2022 có vắc xin sản xuất trong nước. Bảo đảm đủ vắc xin cho nhu cầu phòng chống dịch cho các năm tiếp theo và tiến tới xuất khẩu.

Tính đến sáng ngày 26/7, Việt Nam có tổng 101.173 ca mắc, trong đó có 2.182 ca nhập cảnh và 98.991 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 97.421 ca, trong đó có 16.564 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Phương Trang

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).