|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam đang giảm áp lực nhập siêu từ Trung Quốc

17:00 | 11/02/2017
Chia sẻ
Mặc dù cán cân thương mại trong tháng 1/2017 có mức thặng dư lớn nhưng Việt Nam vẫn chưa thoát cảnh nhập siêu từ Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 1/2017 đạt hơn 27,53 tỷ USD, giảm 18,2%, tương ứng giảm gần 6,13 tỷ USD so với tháng 12/2016. Trong đó, xuất khẩu là 14,34 tỷ USD, giảm 13,5%, tương ứng giảm 2,24 tỷ USD; và nhập khẩu là gần 13,19 tỷ USD, giảm 22,8%, tương ứng giảm gần 3,89 tỷ USD so với tháng trước.

viet nam dang giam ap luc nhap sieu tu trung quoc

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2016 xuất nhập khẩu của tháng 1/2017 tăng 4,8%, tương ứng tăng hơn 1,26 tỷ USD; trong đó xuất khẩu tăng 5,7%, tương ứng tăng 768 triệu USD; nhập khẩu tăng 3,9%, tương ứng tăng 495 triệu USD. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước trong tháng 1/2017 thặng dư hơn 1,15 tỷ USD.

Xét về thị trường xuất nhập khẩu, theo Hải quan Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ vẫn là các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng đầu tăng 34,4% trong khi nhập khẩu chỉ tăng 0,4%, điều này cũng góp phần giảm áp lực nhập siêu từ Trung Quốc. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc tăng trưởng đều cả ở xuất khẩu và nhập khẩu với xuất khẩu tăng 29,4%, nhâp khẩu tăng 30%; xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng chỉ đạt mức tăng trưởng nhẹ 0,3%, trong khi nhập khẩu tăng 14,6%...

Cán cân thương mại trong tháng 01/2017 có mức thặng dư lớn trong đó góp phần không nhỏ từ thặng dư từ thị trường Hoa Kỳ với 2,34 tỷ USD; Hà Lan thặng dư 481 triệu USD; Nhật Bản thặng dư 370 triệu USD... Các thị trường thâm hụt lớn vẫn là Trung Quốc với mức thâm hụt gần 2,14 tỷ USD; Hàn Quốc với hơn 1,7 tỷ USD.

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.