Việt Nam ‘chặn đường' giấy, nhựa phế liệu ồ ạt tràn vào các cảng
Rủi ro từ việc Trung Quốc ngừng nhập phế liệu | |
Chủ tịch Nhựa Đông Á nói về cơ hội xuất khẩu hạt nhựa trong bối cảnh Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa phế liệu |
Theo một số nguồn tin, thay đổi này xuất phát từ tình trạng nhập khẩu giấy và nhựa phế liệu ồ ạt và nhiều trường hợp vi phạm thủ tục hải quan.
Do Trung Quốc hạn chế nhập khẩu phế liệu, Việt Nam trở thành điểm đến thay thế của rác tái chế từ Mỹ. Theo Cục Thống kê Mỹ, các nhà xuất khẩu Mỹ đã chuyển gần 157.000 tấn sợi giấy phục hồi đến Việt Nam trong ba tháng đầu năm, so với 51.710 tấn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Mỹ xuất khẩu gần 36 nghìn tấn nhựa phục hồi trong quý I, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017.
Việt Nam cũng là điểm đến của các công ty tái chế phế liệu Trung Quốc đang muốn đầu tư vào Đông Nam Á như một cách để “né” quy định hạn chế của Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang hạn chế nhập khẩu phế liệu.
Ảnh minh họa. |
Nhập khẩu ồ ạt
Trong một lá thư Cảng Cái Mép gửi các công ty vận tải biển, được Viện Công nghiệp Tái chế Phế liệu (ISRI) thu thập và chia sẻ, cho thấy sự gia tăng đột biến các lô hàng container giấy và nhựa phế liệu được trung chuyển qua cảng này.
Cũng theo lá thư này, Cảng Cát Lái – một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, đã lưu tại cảng hơn 8.000 TEU giấy và nhựa phế liệu, tính đến ngày 21/5. Trong khi đó, con số này tại Cảng Cái Mép là 1.132 TEU. Cả hai cảng này đều do Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) vận hành.
Cảng Cát Lái đã ngưng tiếp nhận các lô hàng phế liệu, trong khi cảng Cái Mép sẽ ngưng tiếp nhận các container nhựa phế liệu từ ngày 25/6 – 15/10. Theo lá thư trên, cả hai cảng này sẽ yêu cầu quy trình chặt chẽ hơn từ ngày 15/6. Theo đó, các lô hàng nhập khẩu phải đi kèm giấy phép nhập khẩu có hiệu lực và văn bản đảm bảo thời điểm bên mua sẽ đến tiếp nhận lô hàng.
Tăng cường kiểm tra
Vào tháng 4, Tổng cục Hải Quan (TCHQ) cho biết hàng loạt các vi phạm liên quan đến tình trạng giấy và nhựa phế liệu tràn vào Việt Nam. Các vi phạm này bao gồm, vật liệu nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, dán sai nhãn, sử dụng sai giấy phép nhập khẩu và thiếu giấy phép nhập khẩu. Để xử lý tình trạng trên, các nhân viên hải quan đã tăng cường kiểm tra các lô hàng. Theo TCHQ, tại một số nơi, nhân viên hải quan đã bắt đầu kiểm tra 100% các lô hàng giấy và nhựa phế liệu.
Gần đây nhất, TCHQ cho biết đã thực hiện “kế hoạch quản lý rủi ro trong nhập khẩu phế liệu”, trong đó có việc tiếp tục tăng cường kiểm tra và xem xét toàn bộ container phế liệu đang nằm tại cảng.
Nói về lệnh cấm nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc, TCHQ cho biết quyết định này tạo ra “nguy cơ tiềm ẩn biến Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác thành điểm đến của phế liệu”.
Hạn chế cấp phép nhập khẩu
Một thông báo hồi cuối tháng 4 của SNP cho thấy tình trạng quá tải tại các cảng ngày càng trầm trọng từ đầu năm nay.
Ngày 23/4, trong lá thư gửi đến khách hàng, SNP cho biết lượng giấy và nhựa phế liệu bắt đầu tăng vọt từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu phần lớn các vật liệu này. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính đã “hạn chế cấp phép nhập khẩu giấy và nhựa phế liệu vào Việt Nam”.
“Chính vì vậy, bên nhận hàng không thể hoàn thành thủ tục hải quan để tiếp nhận các lô hàng giấy và nhựa phế liệu đã cập cảng Việt Nam”, SNP viết trong thư.
Trong khi đó, 1.000 TEU giấy và nhựa phế liệu mà trước đó Cảng Cái Mép chuyển đến Cảng Cát Lái vẫn nằm chất đống tại cảng.
“Nếu không có giải pháp kịp thời, lượng hàng sẽ tiếp tục tăng và chiếm diện tích lớn tại cảng, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hai cảng và các tuyến vận tải”, SNP cho biết.
Nhập sắt thép phế liệu tăng đột biến, mỗi ngày hơn 11.000 tấn Trong 3 tháng đầu năm, lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu về Việt Nam đã tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước, ... |