|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Viễn cảnh nào cho thị trường bitcoin nếu giá tiếp tục giảm sâu?

14:25 | 06/10/2022
Chia sẻ
Diễn biến giá của bitcoin (BTC) gây ra rất nhiều hoang mang cho các nhà đầu tư khi tiến hành giao dịch mua hoặc bán. Dù vậy, có rất ít dấu hiệu cho thấy sẽ có thay đổi tích cực về giá trong thời gian tới.

Theo Cointelegraph, trong 6 tháng trở lại đây, nhiều yếu tố đang tiếp tục gây áp lực lên giá bitcoin. Có thể kể đến gồm có: Mối quan tâm về việc bất chợt một ngày nào đó, các chính phủ sẽ áp dụng quy định tiền điện tử nghiêm ngặt; chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc tăng lãi suất và thắt chặt định lượng; những lo ngại về địa chính trị liên quan đến Nga, Ukraine và việc vũ khí hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nhu cầu cao do Liên minh châu Âu nhập khẩu. Cuối cùng là tâm lý chấp nhận rủi ro trước nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế tại Mỹ và trên toàn cầu.

Khi kết hợp lại, những thách thức này đã khiến không chỉ bitcoin mà tất cả tài sản có độ biến động cao trở nên kém thú vị đối với các nhà đầu tư tổ chức (doanh nghiệp). Xu hướng và mức độ phổ biến, yêu thích mà bitcoin cùng các tài sản kỹ thuật số khác tích lũy được trong năm 2021 phần lớn đã tan biến.

Vì lý do như vậy mà xem xét hành động theo biến động giá hàng ngày không được khuyến khích, nhưng việc phân tích các chỉ số thời gian dài hơn để dự đoán giá bitcoin, tâm lý của nhà đầu tư và nhận thức về định giá sẽ cho thấy một số điểm dữ liệu thú vị.

Chưa có dấu hiệu phục hồi giá bitcoin. (Nguồn: Getty Image).

Thị trường bitcoin vẫn dao động với tình trạng bán quá mức

Trong khung thời gian hàng ngày và hàng tuần, giá của bitcoin đang ép vào đường xu hướng giảm dần trong dài hạn. Đồng thời, dải Bollinger, một chỉ báo xung lượng đơn giản phản ánh 2 độ lệch chuẩn trên và dưới đường trung bình động đơn giản đang bắt đầu co lại.

Sự thắt chặt trong các dải thường xảy ra trước một động thái định hướng và giao dịch giá tại vùng kháng cự dài hạn cũng thường là dấu hiệu của một động thái định hướng mạnh mẽ.

 Thị trường đang ở trạng thái bán quá mức theo tín hiệu từ RSI. (Nguồn: Tradingview).

Việc bán tháo bitcoin từ ngày 28/3 đến ngày 13/6 đã đưa chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của nó xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm. Khi so sánh chỉ số này với hành động giá dài hạn của bitcoin cho thấy rằng nhà đầu tư có xu hướng mua vào khi RSI ở vị trí "bán quá mức" (overbought). Họ coi đây là một chiến lược sinh lợi.

Trong khi tình hình ngắn hạn tương đối tệ - nghĩa là trong tương lai gần giá bitcoin khó có thể phục hồi và tăng trở lại, một quan điểm bất khả thi về giá cả về bitcoin và cấu trúc thị trường của nó sẽ cho thấy rằng bây giờ là thời điểm cơ hội để tích lũy nhiều bitcoin hơn.

Một số nhà phân tích đã dự báo mức giảm giá bitcoin xuống phạm vi 15.000 - 10.000 USD/BTC và có thể bức tường mua ở mức 18.000 USD thực chất bị biến thành bẫy tăng giá. Số liệu thú vị khác để xem trong khung thời gian dài hơn là chỉ báo dao động phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD).

 Tín hiệu đảo chiều từ MACD. (Nguồn: Tradingview). 

Giống như RSI, MACD trở nên quá bán khi giá bitcoin giảm xuống còn 17.600 USD và trong khi MACD đã vượt lên trên đường tín hiệu như hiện nay, nó vẫn nằm trong vùng chưa được kiểm tra trước đó.

Biểu đồ phân tích giá bitcoin đã chuyển sang tích cực, được một số nhà giao dịch giải thích là dấu hiệu sớm có sự đảo ngược xu hướng. Tuy nhiên, với tất cả những thách thức vĩ mô mà tiền điện tử phải đối mặt, các dấu hiệu trong trường hợp này có vẻ chưa đủ thuyết phục.

Từ điểm thuận lợi của phân tích kỹ thuật, sự kết hợp của nhiều chỉ số cho thấy rằng thực tế, bitcoin đang bị định giá thấp. Nếu bitcoin tiếp tục giảm giá mạnh xuống 10.000 USD thì đó sẽ là viễn cảnh tồi tệ thực sự, và là một lần trượt giá tới 48% khác so với hiện tại – bitcoin có giá gần 20.000 USD.

Phân tích dữ liệu trên chuỗi MVRV Z-Score với giá bitcoin

MVRV Z-Score là chỉ số trên chuỗi phản ánh tỷ lệ vốn hóa thị trường của bitcoin so với vốn hóa thực tế của nó (số tiền mà mọi người đã trả cho bitcoin khi mua vào so với giá trị của nó ngày nay).

Theo chuyên gia tiền điện tử David Puell: “Số liệu này hiển thị rõ ràng các đỉnh và đột biến của chu kỳ giá, nhấn mạnh sự dao động giữa chỉ số sợ hãi và tham lam. Điểm sáng giá của giá trị hiện thực là nó làm dịu 'cảm xúc của đám đông' ở một mức độ đáng kể".

 Bitcoin MVRV Z-Score. (Nguồn: Glassnode)

Về cơ bản, nếu giá trị thị trường của bitcoin cao hơn thì chỉ số này sẽ đi vào vùng màu đỏ, cho biết có thể có đỉnh thị trường. Khi chỉ số này đi vào vùng màu xanh lá cây, nó báo hiệu rằng giá trị hiện tại của bitcoin thấp hơn giá thực tế và thị trường có thể gần chạm đáy.

Nhìn vào biểu đồ, khi so sánh với giá của bitcoin, điểm Z-Score 0,127 MVRV hiện tại nằm trong cùng phạm vi với các mức thấp nhất trong nhiều năm và đáy chu kỳ trước đó.

So sánh dữ liệu trên chuỗi với các chỉ số phân tích kỹ thuật được đề cập trước đó một lần nữa cho thấy rằng bitcoin đang được định giá thấp và nằm trong vùng tối ưu để xây dựng vị thế mua – nghĩa là nhà đầu tư nên mua vào.

Dự phòng rủi ro

Một điểm dữ liệu trên chuỗi khác hiển thị dữ liệu cần chú ý là chỉ số Dự phòng rủi ro (Reserve Risk). Được tạo bởi Hans Hauge, biểu đồ cung cấp hình ảnh về cách các nhà đầu tư bitcoin “tự tin” so với giá giao ngay của tài sản tiền điện tử này. Khi lòng tin của nhà đầu tư ở mức cao, nhưng giá bitcoin thấp, rủi ro về phần thưởng - hoặc sự hấp dẫn của bitcoin so với rủi ro mua và nắm giữ bitcoin sẽ đi vào vùng xanh.

 Bitcoin reserve risk. (Nguồn: LookIntoBitcoin).

Trong thời gian khi niềm tin của nhà đầu tư thấp nhưng giá cao, thì chỉ số Dự phòng rủi ro sẽ chuyển sang vùng đỏ. Theo dữ liệu lịch sử, việc xây dựng vị thế bitcoin khi Dự phòng rủi ro đi vào vùng xanh là thời điểm tốt để thiết lập vị thế. Kể từ ngày 30/9 đến 1/10, dữ liệu từ LookIntoBitcoin và Glassnode đều cho thấy giao dịch Dự phòng rủi ro ở mức đo lường thấp nhất từ ​​trước đến nay và bên ngoài ranh giới của vùng xanh.

Thu Phương