|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vì sao mua xe hơi tại đại lý đang lỗi thời với giới trẻ?

08:30 | 07/07/2021
Chia sẻ
Thế hệ trẻ đang chuộng hình thức mua ô tô hoàn toàn trực tuyến, giảm giao dịch đến các đại lý bởi tính tiện dụng, thủ tục nhanh gọn, chăm sóc khách hàng chu đáu.
Vì sao mua xe hơi tại đại lý đang lỗi thời với giới trẻ? - Ảnh 1.

Clark bên chiếc xe Honda Odyssey mới mua. (Ảnh: NYT).

The New York Times đưa ra nhận định: "Trái với suy nghĩ của nhiều người, thế hệ Millennials không ghét ô tô, họ chỉ ghét các đại lý xe hơi".

Xu hướng mua xe hơi trực tuyến trong giới trẻ

Đại dịch đã thúc đẩy các đại lý xe hơi đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, loại bỏ điều mà thế hệ Millennials và những người khác ái ngại như việc phải ghé thăm các showroom kéo dài trung bình năm giờ đồng hồ, mặc cả giá xe, thủ tục giấy tờ và các phụ phí cao cho các sản phẩm bổ sung như bảo hiểm bánh xe và lốp xe.

Will Clark, 38 tuổi, một người gần đây vừa mua xe, cho biết anh không thích kiểu khuôn mẫu của đại lý ô tô. Bất cứ thắc mắc nào anh cần giải đáp đều phải đợi nhân viên nói với người quản lý, muốn trả tiền phải đến phòng tài chính… 

Thế hệ trẻ được cho là không thích ô tô bởi vì họ có nhiều lựa chọn thay thế như Uber, Lyft và trực thăng cá nhân, nhóm nhân khẩu này thường trì hoãn việc thi bằng lái xe. Khó khăn về tài chính với các khoản vay tiền đi học, thị trường việc làm khó khăn và chi phí mua xe mới trung bình đến 38.000 USD, đã khiến xe hơi không còn là món hàng được ưu tiên sở hữu.

Vì sao mua xe hơi tại đại lý đang lỗi thời với Gen Y? - Ảnh 1.

Will Clark đang kiểm tra chiếc xe mình vừa mua trực tuyến. (Ảnh: NYT).

Nhưng vào năm 2020, thế hệ trẻ đã mua nhiều ô tô mới hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác, chiếm 32% tổng doanh số bán ô tô mới, theo công ty nghiên cứu thị trường JD Power. Và trong số đó, lượng người mua xe mới hoặc đã qua sử dụng hoàn toàn trực tuyến cao gần gấp đôi, theo Cars.com. Trang này giải thích, ảnh hưởng tài chính, mất thiện cảm với các các đại lý và đại dịch là những nguyên nhân chính.

Sự chuyển đổi hành vi tiêu dùng trên của thế hệ trẻ khiến mua xe hơi trực tuyến trở thành một thị trường nóng, hấp dẫn các dịch vụ mua xe trực tuyến và các nền tảng phần mềm, chẳng hạn như Cars.com, đã niêm yết vào năm 2017 hay Shift và Vroom, cả hai đều đã lên sàn vào năm ngoái và Carvana, doanh nghiệp cso cổ phiếu đã tăng hơn 200% kể từ tháng 3/2020. Nhiều dịch vụ khác đang nổi lên như CoPilot, Gettacar, CarBevy, CarSaver và Joydrive, thu hút nhiều nhà đầu tư mạo hiểm tên tuổi.

Toby Russell, đồng giám đốc điều hành của Shift, công ty bán ô tô đã qua sử dụng, cho biết ngay cả khi số lượng giao dịch ngày càng tăng, thị trường trên vẫn còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng. Chỉ riêng thị trường ô tô đã qua sử dụng ở Mỹ đã đạt khoảng 840 tỷ USD, chưa đến 1% doanh số bán hàng thông qua ba đại lý trực tuyến lớn nhất.

"Không phải là Shift, Vroom và Carvana cạnh tranh nhau mà là Shift, Vroom và Carvana chống lại 99% thị phần", ông ví vón. Thị trường ô tô mới ước tính hiện chỉ bằng 1/3 thị trường ô tô đã qua sử dụng hoặc ít hơn.

Tesla, General Motors, Nissan nhập cuộc

Các ứng dụng dành cho ô tô đã qua sử dụng nhiều hơn các dịch vụ dành cho ô tô mới vì chúng phải đối mặt với ít hạn chế pháp lý hơn. Daniel A. Crane, giáo sư luật tại Đại học Michigan, cho biết những hạn chế đó, từ giữa những năm 1950, đã bảo hộ các đại lý ô tô. Trước khi có các quy định này, các nhà sản xuất ô tô có thể đe doạ các đại lý nhỏ bằng cách mở một showroom cạnh tranh và giảm giá.

Quy định của các đại lý đã bị thách thức bởi Tesla, trước đây từng được ông Crane tư vấn. Tesla đã lách quy định bằng cách sở hữu tất cả các đại lý của mình. Điều đó cho phép họ bán ô tô trực tuyến và tại các cửa hàng mà không có bất kỳ mối đe dọa nào. Ở những bang mà họ hoàn toàn không thể bán trực tiếp như Michigan, Tesla cho phép khách hàng nhận xe ở một bang lân cận. 

General Motors đã thực hiện các bước hướng tới việc tiêu chuẩn hóa các trang web đại lý với mô hình "Shop. Click. Drive" vào năm 2013. Mô hình giúp hãng tiếp thị tốt hơn, định hướng khách hàng mua xe không cần tới showroom. 

Tuy không giải quyết các tham vọng to lớn, nhưng GM có thể đang tiến gần hơn đến kiểu giao dịch "End To End", tức từ bán đến mua, loại bỏ càng nhiều bước trung gian càng tốt. Một website phải đảm bảo cả lựa chọn xe, mua hàng, cung cấp ưu đãi, xử lý các giao dịch, thanh toán và bán bảo hiểm trong một giao dịch hoàn toàn trực tuyến.

Nissan đang cải tiến hệ thống bán hàng trực tuyến, Nissan @ Home, dựa trên nền tảng được cấp phép từ CarSaver, trước đó đẫ phát triển cho Walmart. Dan Mohnke, Phó chủ tịch phụ trách thương mại điện tử của Nissan cho biết: "Rõ ràng là thế hệ trẻ muốn thực hiện mọi thứ trực tuyến và Gen Z thậm chí còn chuộn hơn thế hệ trẻ. Chúng tôi đang vận dụng điều này để tạo sự khác biệt cho thương hiệu của Nissan".

Cuộc cạnh tranh?

Việc lái thử xe, vốn là lợi thế của các đại lý so với nền tảng trực tuyến, đã được thay thế bằng chương trình "sở hữu thử nghiệm": thời gian lái thử cùng với việc dễ dàng hoàn trả. Chính sách hoàn trả của Carvana đã hấp dẫn Jessica Minnen, 39 tuổi sống ở Denver. Cô nói: "Bạn có thể lên lái thử với quãng đường nhất định và có thể hoàn trả nếu chiếc xe không hợp".

Bản thân cô từng có những trải nghiệm tồi khi đi vào các đại lý xe hơi với tư cách là một phụ nữ tự mình mua xe. Cô thấy bản thân không đáng bị nói xấu khi đang đi mua hàng. Hiện tại, Carvana cho phép hoàn trả xe trong vòng 7 ngày và với quãng đường dưới 650 km. Tương tự, Vroom cung cấp trải nghiệm thử xe trong 7 ngày hoặc quãng đường trong khoảng 400 km.

Những nền tảng bán hàng trực tuyến đã làm giảm bớt mối quan tâm của người mua bằng cách cộng sẵn phí bảo hành trong giá mua của một chiếc xe đã qua sử dụng. CarSaver cộng cả phí bảo hành trọn đời không khấu trừ đối với xe ô tô cũ và mới. 

Gettacar, nền tảng dành riêng cho ô tô đã qua sử dụng ở vùng Mid-Atlantic, cộng dồn bảo hành một năm, 12.000 dặm trong giá của mỗi sản phẩm và cung cấp thêm dịch vụ bảo hành mở rộng chiết khấu.

CoPilot, một công ty khởi nghiệp, cung cấp "công cụ mua ô tô cho những người không hiểu về ô tô". Ứng dụng sẽ theo dõi các đợt thu hồi và nhắc nhở chủ sở hữu khi đến lúc phải xoay lốp hoặc thực hiện bảo dưỡng định kỳ.

Millennials có thể đang thúc đẩy xu hướng mua hàng trực tuyến, nhưng các nền tảng đang nhìn thấy các thế hệ khác đã nhanh chóng hình thành xu hướng này. Doug Miller, giám đốc kinh doanh của Cars.com cho biết: "Người mẹ 78 tuổi của tôi không biết rằng bà có thể mua một chiếc ô tô mà không cần đến đại lý. 

Tất nhiên, chiếc Lexus RX 350 màu be Moonbeam 2020 của bà, được mua trên nền tảng của con trai mình và đã được giao vào tháng 5 năm ngoái". Đến giờ, ông cho rằng, mẹ mình sẽ không hề muốn quay lại các đại lý xe hơi.

Y Khải