|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Vì sao chuối, dừa Việt vẫn chưa xuất được sang Philippines, Trung Quốc và nước khác?

17:04 | 27/11/2018
Chia sẻ
Nông sản Việt Nam cũng đã đến được với những thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, Australia, Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết về vệ sinh an toàn thực phẩm.
go kho van de ve sinh an toan thuc pham trong xuat khau nong san Kẽ hở khiến nông sản Việt bị đội lốt

Tại hội thảo "Nâng cao năng lực xuất khẩu và an toàn thực phẩm nông sản Việt Nam: Vai trò của quản lý hóa chất nông nghiệp", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: "Năm nay, xuất khẩu toàn ngành dự kiến cán đích 40 tỷ USD. Nông sản Việt đã được xuất khẩu đến hơn 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới".

Bên cảnh đó, nông sản Việt Nam cũng đã đến được với những thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, Australia, Nhật Bản. Điều này cho thấy xuất khẩu nông sản không chỉ tăng về số lượng mà còn về chất lượng.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết về vệ sinh an toàn thực phẩm. "Nhiều thị trường ngày càng yêu cầu cao vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được chú ý hơn nữa", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.

Liên quan tới vấn đề này, ông Jeroen Pasman, Trưởng phòng Kinh doanh xuất khẩu (Công ty The Fruit Republic) cho hay, mặc dù Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do tạo điều kiện tốt cho xuất khẩu nông sản nhưng vẫn còn nhiều hàng rào kỹ thuật khác mà Việt Nam phải đàm phán.

Điển hình như trường hợp chuối chưa xuất khẩu được sang Philippines, dừa chưa sang được Trung Quốc, hay nhiều rau quả chưa sang được Nhật Bản bởi các quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật.

go kho van de ve sinh an toan thuc pham trong xuat khau nong san

Ông Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), chỉ ra nông sản Việt Nam xuất khẩu đang phải chịu hai hàng rào kỹ thuật quan trọng nhất là an toàn thực phẩm và kiểm địch động, thực vật. Đối với an toàn thực phẩm, hóa chất rất quan trọng trong quá trình sản xuất.

"Giải pháp đặt ra là sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và theo chuỗi. Người sản xuất phải hiểu được các quy định của các nước nhập khẩu nông sản", ông Hồng thông tin.

Bà Nguyễn Ánh Hồng, Tổng Thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam, cho rằng xem xét lại nhiều vấn đề xung quanh việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Ví dụ, với cây chè, có những loại thuốc Việt Nam cấm sử dụng, thị trường xuất khẩu như EU lại không cấm. Trong khi đó, có loại thuốc sử dụng phun trên chè Việt Nam cho phép, song xuất hàng sang EU lại không được.

"Thời gian qua, Bộ NN&PTNT và Cục Bảo vệ thực vật đã làm khá tốt công tác xử lý khi hiệp hội có đề xuất cấm loại thuốc nào đó bởi thị trường xuất khẩu cấm.

Tuy nhiên, thời gian tới, cơ quan quản lý cần làm tốt hơn nữa, kịp thời công bố, khuyến cáo các thuốc không cho phép sử dụng, đồng thời làm rõ những loại thuốc thị trường xuất khẩu như EU không cấm, song Việt Nam lại cấm sử dụng", bà Hồng nói.

Xem thêm

H. Mĩ