|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Gạo Việt Nam khó mở rộng hơn ở thị trường Trung Quốc

16:17 | 26/11/2018
Chia sẻ
Theo ông Đoàn Minh Khôi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, gạo Việt Nam chiếm tới 50% thị phần tại Trung Quốc, vì vậy khó mở rộng hơn nữa. Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng gay gắt và dự báo kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại nông sản của Việt Nam.
gao viet nam kho mo rong hon o thi truong trung quoc Gạo Việt Nam nhận diện thử thách trong giai đoạn mới

Ông Đoàn Minh Khôi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc cho biết bên cạnh mặt thuận lợi, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc còn gặp nhiều thách thức.

Theo đó, gạo Việt Nam chiếm tới 50% thị phần tại Trung Quốc, vì vậy khó mở rộng hơn nữa. Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng gay gắt và dự báo kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại nông sản của Việt Nam, ông Khôi nhận định.

gao viet nam kho mo rong hon o thi truong trung quoc
Gạo Việt Nam khó mở rộng hơn ở thị trường Trung Quốc

Ý kiến này được ông Khôi chia sẻ tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường diễn ra hôm 22/11.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa mặt hàng sữa cho Việt Nam. Ông Khôi nhận xét thị trường sữa Trung Quốc là rất lớn, nhưng điểm yếu là chất lượng chưa được tin cậy. Sau khi xảy ra vụ sữa bột nhiễm melanine, chính người dân Trung Quốc nghi ngại khi sử dụng sữa trong nước, chất lượng bò cũng có vấn đề do đồng cỏ bị ô nhiễm.

Australia và New Zealand đang chiếm thị phần lớn trên thị trường sữa Trung Quốc, do đó sữa của Việt Nam vào Trung Quốc có triển vọng nhưng sẽ gặp phải cạnh tranh từ hai thị trường lớn này.

Đại sứ cho biết phía Trung Quốc đã soạn thảo xong Nghị định thư để xuất khẩu sữa Việt Nam sang Trung Quốc, sau khi Bộ NN&PTNT cho ý kiến sẽ đưa sang Bộ Công Thương, tiến tới kí kết nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 4/2019.

Đại sứ nhận xét, hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chiếm vị trí quan trọng với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc thặt chặt thương mại biên giới nên Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Ông đề xuất một mặt duy trì xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc để góp phần giải quyết những mặt hàng chưa đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch, bên cạnh đó phải đẩy mạnh, mở rộng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Việc sáp nhập cơ quan kiểm dịch động, thực vật của Trung Quốc về Tổng cục Hải quan đồng nghĩa với việc giám sát chặt chẽ hơn, vì vậy các mặt hàng của Việt Nam nếu được kiểm dịch không tốt dễ bị ảnh hưởng khi cơ quan này sử dụng biện pháp này như là một hàng rào kỹ thuật để chặn xuất khẩu, hoặc trả lại hàng hóa.

Cơ chế xuất nhập khẩu giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại các cửa khẩu chính thức tiến tới thực hiện chính sách 1 cửa 1 điểm dừng. Trung Quốc đã triển khai chính sách này với Lào.

Đại sứ cho rằng nếu thực hiện được chính sách này hàng hóa của Việt Nam sẽ lưu thông được nhanh hơn, song cũng cần có sự vào cuộc quyết liệt của Bộ NN&PTNT.

Các hoạt động xúc tiến thương mại tuy đã được Nhà nước quan tâm, đầu tư song vẫn chưa xứng tầm với quy mô xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay với khối lượng xuất khẩu gấp đôi GDP thì đầu tư cho xúc tiến thương mại còn khiêm tốn, cách làm không có thay đổi theo hướng hiện đại.

Xem thêm

H. Mĩ

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.