|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vì sao bạn khó có khả năng kiểm soát mình khi mua đồ giảm giá?

14:00 | 11/08/2019
Chia sẻ
Cảm giác sinh học khi bạn mua được một món đồ giảm giá tương đương như khi dùng chất kích thích hoặc say rượu, theo nghiên cứu của các nhà khoa học.

Cảm giác adrenaline dâng trào bên trong và khiến bạn rạo rực mỗi khi nghĩ về món đồ đó khiến bạn muốn tới gần nó hàng ngày và khi bạn gần với nó, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài mua hàng. Thật quen thuộc, phải không?

Đối với một số người trong chúng ta, các biển giảm giá 50%, thanh lí và giải phóng mặt bằng không có gì khác biệt so với tiếng còi báo động hoặc các hoạt chất gây nghiện khác như rượu, chất kích thích hoặc thậm chí cả tình dục, các nhà trị liệu tâm lí cho biết.

Ngay cả những người không mắc chứng rối loạn mua sắm (một dạng rối loạn tâm thần được công nhận bởi nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần) cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự. Đó là do tại sao ngay cả những người mua sắm bình thường cũng thấy khó cưỡng lại cám dỗ khi tới siêu thị.

Trong thực tế, chúng ta thường quyết định mua hàng chỉ trong tích tắc mà không có nhiều suy nghĩ hợp , Keonyoung Oh - giáo sư tại Đại học Buffalo New York nói. Giáo sư Oh là người tiên phong trong ngành quảng cáo dựa trên thần kinh - một lĩnh vực mới chuyên giải thích hành vi người tiêu dùng thông qua khoa học thần kinh.

Theo Kit Yarrow, nhà tâm học tiêu dùng tại San Francisco và tác giả cuốn Giải mã tâm trí người tiêu dùng, ngay khi chúng ta quyết định mua hàng, chúng ta cảm thấy rất hạnh phúc và có cảm xúc tích cực. Nhưng sau đó, tương tự như người nghiện ma túy hoặc nghiện rượu, cảm giác tội lỗi mãnh liệt khi nhìn vào hóa đơn khiến chúng ta biết rằng mình đã sai.

Nhưng không có sự phục hồi nào sau đó. Chúng ta luôn cần thêm. Chúng ta luôn phải có nhiều hơn. Chúng ta cần cảm giác tích cực đó trở lại. Chúng ta phải quay lại để biết thêm.

p04hkc9g

Chứng nghiện mua sắm mang lại khoái cảm tương tự như tình dục - Ảnh: BBC

Sự hồi hộp của chuyến đi săn

Bước vào một cửa hàng yêu thích hoặc đăng nhập vào trang web mua sắm yêu thích là chất xúc tác cho hàng loạt các phản ứng tinh thần sau đó. Chính hành động này gửi thông điệp tới cơ thể bạn rằng nó cần sản xuất thêm lượng lớn dopamine - chất dẫn truyền thần kinh trong não khiến bạn cảm thấy thoải mái khi bắt đầu mua sắm, tìm kiếm niềm vui và phần thưởng, theo Darren Bridger - nhà tư vấn tại London.

"Mua sắm hàng hóa giống như một cuộc truy tìm kho báu", Darren nói, "nên việc tìm kiếm tạo ra rất nhiều cảm xúc và động lực".

Phần lớn những gì xảy ra tiếp theo nằm ngoài lối quyết định lí trí mà chúng ta thường sử dụng. Những cảm giác nghi ngờ khi chúng ta gặp phải công việc trì trệ hay cân nhắc trước khi lái xe tốc độ cao đều biến mất. 

Hầu hết chúng ta dành ít hơn một giây để quyết định có mua hàng hay không, theo giáo sư Oh. Trong đợt bùng nổ của cảm xúc, sóng não sẽ tăng đột biến để gửi tín hiệu tới trung khu thần kinh và bạn cảm thấy không thể không mua một sản phẩm cụ thể.

Hầu hết thời gian, những thôi thúc đó được kích hoạt bởi những kinh nghiệm trước đây với một số thương hiệu cụ thể (liên quan tới tiếp thị hiệu quả) hoặc phát hiện các mặt hàng chúng ta từng mơ ước sẽ sở hữu. Ví dụ, nếu bạn luôn ngây ngất trước những mẫu giày thể thao mới ra, hãy chắc chắn rằng bạn thực sự cần một đôi trước khi bước vào cửa hàng giày nào đó.

Hầu hết chúng ta không thực sự cần hay quá yêu thích những thứ chúng ta mua. Thay vào đó, quá trình mua sắm là một thói quen khó bỏ và cũng khó cai như chứng rối loạn ăn uống, ma túy và rượu, theo Angela Wurtzel - nhà trị liệu tâm lí tại Santa Barbara, California.

Cảm giác hạnh phúc bắt đầu khi một người mua sắm nghĩ về trải nghiệm đã có tại cửa hàng vài ngày hoặc thậm chí vài tuần trước. Toàn bộ quá trình bắt đầu khi bạn mong chờ nó.

p04hjxkf

Cai nghiện mua sắm cũng khó khăn như cai nghiện rượu và ma túy - Ảnh: BBC.

Làm gì để chống lại bản năng tích lũy?

Cưỡng lại cám dỗ của mua hàng giảm giá đặc biệt khó khăn với nhiều người. Nỗi sợ bỏ lỡ thứ gì đó khi mua hàng có thể chuyển chúng ta sang chế độ cạnh tranh trực tiếp, gây khó khăn cho việc kiểm soát thôi thúc mua sắm. 

Trong quá khứ, sự kích thích tâm lí này xuất hiện để bảo vệ chúng ta khỏi gấu chứ không phải những người mua khác. Lí do phản ứng của chúng ta rất mạnh mẽ là bởi mọi người không thực sự nghĩ về điều đó trên phương diện thực tế mà chỉ tập trung vào cảm nhận.

"Ngược lại, trong khi một số người cảm thấy phấn khích và cạnh tranh, những người khác có nhịp tim chậm hơn và xem việc mua sắm như công cụ thư giãn và thoát khỏi các vấn đề hàng ngày", Wurtzel nói. 

Một trong những mẹo được nhiều chuyên gia khuyến khích để cai chứng nghiện mua sắm là chỉ xem tag giá của một món hàng sau khi bạn biết chắc mình đang tìm kiếm nó. Nói tóm lại, bạn cần giữ vững lí trí và tư duy logic của mình trước mọi cám dỗ bủa vây trong mùa giảm giá.

Thu Phương