|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

4 kiểu lừa đảo phổ biến nhất trên các trang web mua sắm

21:05 | 15/02/2019
Chia sẻ
Hiện nay, các trang web mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến cũng như các kiểu lừa đảo ngày càng tinh vi và đây là 4 kiểu phổ biến nhất.
4 kieu lua dao pho bien nhat tren cac trang web mua sam Mỹ truy tố Huawei tội lừa đảo ngân hàng, ăn cắp bí mật thương mại
4 kieu lua dao pho bien nhat tren cac trang web mua sam Khởi tố Phùng Ngọc Khánh và các bị can lừa đảo chiếm đoạt GPBank hàng trăm tỉ

Theo số liệu của Business Insider, người Mỹ trung bình dành hơn 10 giờ mỗi ngày lướt web, sử dụng máy tính, điện thoại hoặc thiết bị thông minh và tốc độ phát triển của công nghệ cũng tỉ lệ thuận với số lượng những trò gian lận, lừa đảo trên các trang mua sắm trực tuyến.

Trang Economist từng thống kê được hàng nghìn người Mỹ bị lừa bởi một thủ thuật đơn giản nhưng hiệu quả.

Thủ thuật phổ biến nhất là tạo đường link đưa đến một trang web sao chép toàn bộ giao diện của một thương hiệu nổi tiếng, chẳng hạn như Pandora, để người dùng thực hiện thao tác thanh toán.

Những trang web này thường quảng cáo đang có chiến dịch ưu đãi hấp dẫn để khiến nạn nhân bị hấp dẫn rồi gửi hàng kém chất lượng hoặc thậm chí là biến mất không dấu vết.

4 kieu lua dao pho bien nhat tren cac trang web mua sam
Nguồn: MyDomaine

Chuyên gia bảo mật David DeMille nói trên CNBC rằng nhiều người thậm chí đã bị lừa hàng nghìn USD và các thủ thuật dụ dỗ, lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi hơn.

Lần tới, khi bạn thấy một chương trình khuyến mại trực tuyến tuyệt vời, đừng vội rút thẻ tín dụng thanh toán mà nên cân nhắc lại xem đó có phải một trò lừa đảo hay không. Dưới đây là đặc điểm của 4 kiểu lừa đảo phổ biến nhất hiện nay:

1. Giá sản phẩm quá rẻ so với chất lượng quảng cáo

Chuyên gia DeMille khuyến khích mọi người nên sử dụng trang web so sánh giá ShopStyle.com trước khi thêm món đồ nào đó vào giỏ hàng: "Các thủ đoạn phổ biến của loại lừa đảo này là sao chép thiết kế của sản phẩm gốc nhưng thay đổi chút ít trong logo để lách luật.

Mặt khác, cách này đánh vào lòng tham và sự hấp dẫn tự nhiên từ các món đồ giảm giá". Điều này đặc biệt càng nên lưu ý khi bạn mua sắm đồ cũ trên các trang rao vặt.

2. Trang web mới được thành lập

Hãy sử dụng Wayback Machine của Archive để kiểm tra tên miền bạn đang truy cập trước khi thanh toán.

Như đã nói ở trên, một số nhóm lừa đảo chuyên nghiệp hiện nay với trình độ cao, có thể sao chép chính xác toàn bộ giao diện của những trang thương mại điện tử hoặc website chính thức các thương hiệu lớn như Chanel, Gucci... khiến người mua hiểu nhầm và thực hiện thao tác thanh toán.

3. Không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc chuyển tới một tài khoản trung gian

Hãy cảnh giác với các trang web yêu cầu bạn thanh toán bằng lệnh chuyển tiền hoặc các phương thức thanh toán không hợp pháp khác.

Đặc biệt, các tài khoản trung gian là nơi nhóm tội phạm lừa đảo này thường xuyên sử dụng để lẩn trốn khỏi sự điều tra từ nhà chức trách.

4. Quảng cáo về các khoản đầu tư sinh lợi dễ dàng

Hiện nay, các trang thương mại điện tử đang dần mở rộng thị trường sang lĩnh vực bất động sản, cổ phiếu, tiền ảo nên vô số quảng cáo hấp dẫn người dùng như "thu hồi vốn chỉ sau 3 tháng", "sinh lợi gấp 3 lần sau 1 năm"... xuất hiện ồ ạt.

Dù đã có rất nhiều nạn nhân lên tiếng cảnh báo hay thậm chí cả những trang báo chính thức đăng tin về kiểu lừa đảo này, vẫn có nhiều nạn nhân mắc bẫy với số tiền lên tới hàng nghìn, hàng trăm nghìn USD.

Khi thị trường trực tuyến ngày càng phức tạp và dễ bị thao túng, điều quan trọng là luôn giữ được sự sáng suốt, tỉnh táo và hiểu biết để không rơi vào những bẫy lừa đảo tinh vi.

Xem thêm

Thu Phương