So với tháng 9, doanh thu xuất khẩu tháng 10 của Vĩnh Hoàn đã hồi phục, song vẫn ở mức thấp so với giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 8. Trong đó, mảng cá tra mang về 601 tỷ đồng doanh thu, tăng 11% so với tháng 9 và chỉ tăng 1% so với tháng 10/2021.
Nhờ lãi lớn ba quý đầu năm đặc biệt là mức lợi nhuận kỷ lục trong quý II, Vĩnh Hoàn đã vượt 13% mục tiêu lợi nhuận năm sau 9 tháng. Song biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cá tra này đã hạ nhiệt sau ba quý tăng mạnh.
Nhu cầu tại tất cả các thị trường từ Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và cả thị trường nội địa hạ nhiệt đã khiến doanh thu tháng 9 của Vĩnh Hoàn giảm 28% so với tháng 8. Đây cũng là con số doanh thu thấp nhất 8 tháng qua.
Doanh thu thị trường nội địa tăng trưởng đến 179% lên 310 tỷ đồng, trở thành thị trường đóng góp nhiều thứ hai vào doanh thu của Vĩnh Hoàn trong tháng 8 chỉ sau Mỹ.
Đúng như nhiều dự đoán của chuyên gia, Vĩnh Hoàn ghi nhận mức lợi nhuận quý đi kèm với mức biên lợi nhuận gộp cao kỷ lục trong quý II nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và giá bán cá tra tăng mạnh.
So với tháng 5, kết quả tháng 6 của Vĩnh Hoàn giảm tốc khi tổng doanh thu sụt giảm 30% về 1.063 tỷ đồng. Dù vậy lũy kế 6 tháng, công ty ghi nhận 7.496 tỷ đồng doanh thu, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vĩnh Hoàn vừa góp thêm 50 tỷ đồng vào Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá Tra Vĩnh Hoàn, nâng tổng số vốn góp lên 148 tỷ đồng, chiếm 98,7% vốn điều lệ của công ty.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.